CƯƠNG VỰC VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

CƯƠNG VỰC VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN


(Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Năm 1471, Lê Thánh Tông mở rộng biên cương nước ta tới núi Đá Bia trên Đèo Cả (Phú Yên). Trong thời gian 64 năm (1528 -1592), Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê năm 1527, tôi Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm suy tôn Lê Trang Tông lên ngôi năm 1533 bên đất Lào, đoạn đem quân về lấy lại Nghệ An và Thanh Hóa, tạo thành nạn phân tranh Nam Triều (nhà Lê) – Bắc Triều (nhà Mạc). Năm 1593, Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm) với sự tiếp tay của Nguyễn Hoàng (con Nguyễn Kim) lấy lại được Thăng Long và chấm dứt nhà Mạc.

Vừa hết nạn phân ly Nam triều- Bắc triều, lại tiếp theo cảnh chia rẽ Trịnh – Nguyễn tạo thành cuộc phân chia Đàng Ngoài – Đàng Trong, lấy sông Gianh ở Quảng Bình làm giới tuyên (l 600 – 1771). Tuy nhiên, Đàng Ngoài vẫn phát triển dân tộc vê phía tây, còn Đàng Trong thì phát triển cả về phía tây lẫn Biển Đông (Hoàng Sa – Trường Sa) và chủ yếu về phía Nam tới mũi Cà Mau và Vũng Thơm hoặc Hương Úc (Kompong Som).

Trong giai đoạn ngắn ngủi 30 năm (1771 – 1801), nhà Tây Sơn nổi lên phá vỡ cái thế Trịnh – Nguyễn  phân tranh và vua Lê – chúa Trịnh chuyên quyền. Người anh hùng áo vải cờ đào đã tiêu diệt quân Xiêm ở Rạch Gầm – Nam bộ do chúa Nguyễn mang về, và đại phá quân Thanh ở Thăng Long do vua Lê mời vào. Đất nước ta chưa bao giờ bị nội chiến lung tung và ngoại xâm” uy hiếp như thế. Đã có lúc giang sơn tổ quốc chia thành 3 -4 vương quốc. Chẳng may Quang Trung – Nguyễn Huệ băng hà năm 1792 và Nguyễn Nhạc quá cố năm 1793.

Sau nhiều lần bị đánh đuổi khỏi Nam bộ, năm 1788  Nguyễn Ánh thâu phục lại được một phần đất đai và xây thành Bát Quái vững chắc làm Gia Định kinh (1790). Sau khi Nhuyễn Huệ và Nguyễn Nhạc mất, Tây Sơn yếu thế, Nguyễn Ánh bèn theo  gió mùa hằng năm đem quân đánh phá dần ra Bắc. Năm 1802, Nguyễn Ánh thu phục được Phú Xuân – Thuận Hóa, lên ngôi vua lấy đế hiệu Gia Long, rồi tiến ra Thăng Long lấy luôn Bắc Hà, lập nên nhà Nguyễn  thống nhất giang sơn, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và Vũng Thơm.

Ngày 17, tháng 2 năm Giáp Tý. (1804), Gia Long tuyên chiếu đặt quốc hiệu Việt Nam. Chiếu rằng : Đế vương dựng nước, trước phải trọng quốc hiệu để tỏ rõ quốc thống. Xét từ các đấng thánh tiên vương ta (tức các chúa Nguyễn Đàng Trong) xây nên dấy nghiệp, mở đất Viêm Bang, gồm cả đất đai Việt Thường về nam (từ Trung bộ xuống Nam bộ), nhân đó lây chữ Việt mà đặt tên nước. . . Nay bờ cõi Nam Giao (từ đời Đường gọi là An Nam) đều vào bản tịch . . . Nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay. . . cải chính quốc hiệu là VIỆT NAM. . . Phàm công việc nước ta điều gì quan hệ đến quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lây VIỆT NAM làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa.

Lại chiếu cho các nước Xiêm La (Thái Lan), Lữ Tống (Phi Luật Tân) và các thuộc quốc Chân Lạp (Kampuchia), Vạn Tượng (Ai Lao), khiến đều biết cả[1].

Triều Nguyễn coi việc xác định lãnh thổ làm trọng, kể cả cương vực các vương quốc – tiểu vương quốc – châu mường thuộc quyền bảo hộ. Nhà nước phải để 32 năm (1804 – 1836) mới đo đạc xong và làm sổ địa bạ cho khoảng 6.000 xã thôn toàn quốc của 30 tỉnh đương thời. Còn cương vực của các thuộc quốc được xác định bởi những thỏa hiệp giữa các dân tộc hay quốc gia. Lịch sử biên cương rất phức tạp và đổi thay tùy từng thời đoạn. Sau đây, chỉ xin tìm hiểu cương vực nước ta (kể cả thuộc quốc) dưới triều Nguyễn trước khi bị Pháp đô hộ và chia cắt. Chúng ta nghiên cứu từ Bắc xuống Nam để vấn đề được nhận định dễ dàng và rõ ràng.

I. Biên cương phía bắc: mất tổng Tụ Long và tổng Phương Độ.

Sử Thực lục ghi: “Khoảng năm Lê Bảo Thái (1720 – 1728), nước Thanh sai tổng đốc Vân Nam là Ngạc Nhĩ Thái sang hội đồng dựng bia, quyết lấy sông Đổ Chú nước ta làm giới hạn. Từ sông Đổ Chú vê phía tây, các châu Tung Lăng, Lê Tuyền, Hoàng Nham, Tuy Phụ, Hợp Phi, Khiêm Châu, Lai Châu, cộng bảy châu, đều thuộc Hưng Hóa”[2]. Tụ Long có mỏ đồng quan trọng cung cấp 80 phần 100 thuế đồng của ta, sau trở thành tổng Tụ Long gồm 6 xã: Tụ Long, Tụ Thành, Tụ Nhân, Tụ Nghiã, Tụ Hòa, Tụ Mỹ. Tổng Tụ Long thuộc huyện Vĩnh Tuy, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Sách Đồng Khánh địa dư chí ghi: “Mỏ đồng Tụ Long là một danh thắng ở xã Tụ Long. Thuế cả năm là 12.000 cân đồng đỏ. Dân cư ngụ có thuộc hộ, khách thuộc và người Thanh, người Nùng, người Mán, cộng là 224 người (153 Việt, 33 Thanh, 23Nùng, 15 Mán)”[3]

Phía tây giáp giới tổng Tụ Long có tổng Phương Độ. Tổng này có 3 xã: Phương Độ, Bình Di, Phân Vũ, cũng thuộc về huyện Vĩnh Tuy, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang. Xã Phương Độ có cửa thương chính Bình Kênh môi năm chịu thuế 7.000 cân đông đỏ[4].

Trên đây là tình hình phân ranh hành chính khoảng năm 1861. Pháp cưỡng chiếm rồi ký Kà bảo hộ nước ta theo hòa ước Giáp Thân (1884). Năm 1887, Pháp điều đình với nhà Thanh để xác định biên giới Việt – Trung. Pháp đã nhượng một phần rất lớn thuộc hai tổng Tụ Long và Phương Độ cho Trung Quốc. Ở tổng Tụ Long ta mất các xã Tụ Long, Tụ Hòa, Tụ Nghĩa, Tụ Nhân và Tụ Mỹ. Còn ở tổng Phương Độ thì ta mất hai xã Bình Di và Phấn Vũ. Tác giả Bonifacy nhận định: Ngoài mỏ đồng rất phong phú ở xã Tụ Long; xã Bình Di có mỏ sắt, mỏ than và mỏ đồng; xã Tụ Hòa có mỏ bạc Nam Đăng mỗi năm đóng thuế 30 cân bạc; bến Bắc Tử thuộc xã Tụ Hòa trên sông Đổ Chú và bến Bình Kênh thuộc xã Phấn Vũ mỗi năm cũng đem về một nguồn lợi lớn . . .[5]

So sánh hai biên giới Việt – Trung cũ và mới (sau 1887 đến nay), Pháp đã để Việt Nam mất đất cho Trung Quốc một diện tích rộng tới 700km2 với nhiều hầm mỏ quý giá như vàng, bạc, đồng và than đá. . . Thật đáng tiếc! Gần 30 năm trước, tác giả bài này đã viết bài Mấy nét về mỏ đồng Tụ Long của nước ta bị phong kiến Trung Quốc xâm chiếm đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (sô 10- 1979) đã mô tả khá chi tiết trường hợp mất đất này[6].

Hiện nay, hai tổng Tụ Long và Phương Độ chỉ còn phần đất nhỏ thuộc tỉnh Hà Giang. Phần đất còn lại của Tụ Long nằm trong huyện Hoàng Su Phì. Đó là xã Tụ Nhân. Năm xã Tụ Long, Tụ Thành, Tụ Nghĩa, Tụ Hòa, Tụ Mỹ thì mất về Trung Quốc. Phần đất còn lại của tổng Phương Độ hiện nằm trong huyện Vị Xuyên. Đó là xã Phương Độ. Hai xã còn lại là Bình Di, Phân Vũ thì cũng đã thuộc về Trung Quốc[7].

Biên cương phía Bắc nước ta giáp với Trung Quốc, nên từ khi ta thâu hồi nền tự chủ ở thế kỷ X, thì biên giới Việt – Trung được định đoạt khá rõ ràng. Lịch sử cũng chứng kiến đôi lần có tranh chấp, nhưng không khi nào nước ta để chịu mất đất một phần khá lớn của lãnh thổ tổ quốc như thỏa ước Pháp – Trung bất công kể trên. Tuy nhiên, nhà nước CHXHCN Việt Nam vẫn coi đó là “đường biên giới lịch sử” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vì đây là việc đã rồi, tuy bất công đối với ta, đã xảy ra từ 120 năm nay (1887 – 2007)

II. Biên cương phía tây – bắc: Mường Lữ của Việt Nam chiếm một phần đất Diến Điện.

Sử Thực lục chép: Tháng 8 năm Tân Mão (1831), Mường Lữ nước Diễn Điện (ở phía tây Lai Châu thuộc Hưng Hóa) sai sứ La-xa-phàm (chức quan) tên là Thiếp và Thiên-trấn-tha-chất (chức quan) tên là Ai Huấn đến trấn Thanh Hóa xin phụ thuộc vào nước ta. . . Minh Mạng cho sứ giả biết rằng: Triều đình đối với người xa, ai quy phục cũng không từ chối. Gần đây, không những các thổ ty ở các nơi mới mở mang đã phụ thuộc vào đô bản, mà ngay như Chân Lạp (Kampuchia) và Nam Chưởng (Luang Prabang) là những nước to cũng đều đã xưng thần phụng cống[8].

Bản đồ Lê Thành Khôi ghi địa bàn Mường Lữ (Muong Lu) rất rộng lớn có lẽ cả nghìn km2 nằm ngang sông Mêkông, bắc giáp Trung Quốc, nam giáp Nam Chưởng (Luang Prabang), đông giáp Điện Biên Phủ, tây giáp Diễn Điện (coi bản đô đính kèm)[9] . Theo hiệp định ký Kà ngày 15 – 1- 1896, giữa Anh thay mặt Diễn Điện và Pháp thay mặt Việt Nam, phân đất Mường Lữ nằm ở hữu ngạn sông Mêkông cho về Diễn Điện còn phân đất tả ngạn thuộc quyền Việt Nam[10]. Mường Lữ bao gồm cả đất Xiêng Hồng và Mường Sing.

Cũng tháng 8 năm Tân Mão (1831, sử Thực lục ghi: “Mường Cai thuộc Trấn Ninh và Xà Cóc Bạn ở nước Vạn Tượng, bị nước Xiêm quấy nhiễu, xin nhập quốc tịch ta và nộp thuế”[11]. Chúng tôi chưa tìm ra vị trí Mường Cai và Xà Cóc Bạn, xin để hậu cứu.

Kiểm tra tương tự

Bạn biết gì về Ngai tòa thánh Phêrô?

  Theo truyền thống, chiếc ghế nhỏ này từng được Thánh Phêrô sử dụng khi …

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *