[Đường lối con tim] Bước 7: Chúng ta dâng hiến cuộc đời để cùng đi với chúa

 

 

  1. Lời Chúa

“Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn.” (Rm 8,26)

“Bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết… còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để sống.” (Mc 12,43-44)

“Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời cảm ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Ðây là mình Thầy, hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” (Lc 22,19)

“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38)

“Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa.” (Rm 12,1)

“Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.” (Dt 10,9)

“Lạy Chúa, xin nhận lấy trọn cả tự do, trí nhớ, trí hiểu và trọn cả ý muốn của con cùng hết thảy những gì con có và những gì thuộc về con. Mọi sự ấy Chúa đã ban cho con. Lạy Chúa, con xin dâng lại Chúa hết thảy, tất cả là của Chúa. Xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa. Chỉ xin ban cho con tình yêu và ân sủng Chúa, được như thế là đủ cho con.” (Thánh I-nhã, Linh Thao 234)

 

  1. Suy Niệm

Việc ở gần bên Chúa Giê-su dẫn chúng ta đến việc dâng hiến cuộc đời của ta cho tha nhân, như Ngài đã làm. Chúng ta biết rằng chúng ta đều có thể giúp ích cho người khác dù ta có yếu đuối và hữu hạn ra sao. Ý thức chúng ta được yêu, được chọn và được Chúa ở lại nâng ta lên và làm cho tâm hồn ta tràn đầy tâm tình tạ ơn, khiến ta đáp trả lại những hồng ân ta nhận được bằng việc sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình trong tinh thần tông đồ. Dâng hiến đời mình, ta chống lại tính ích kỷ và sự lười biếng là những thứ cản ngăn công trình của Chúa nơi ta. Ngài mời gọi chúng ta quảng đại đáp trả lại lời mời gọi của Ngài như Mẹ Maria khi xưa. Ngài chẳng muốn cứu độ hay thay đổi thế giới mà không có sự cộng tác của chúng ta. Thậm chí cho dù chúng ta có xem hiến dâng của mình là vô nghĩa, thì nó vẫn hữu ích cho tha nhân vì Chúa Cha đã thông phần của lễ của chúng ta với cuộc đời và trái tim của Con Ngài, Đấng đã hi sinh mạng sống mình vì ta trên thập giá. Ta đến gần với những đau khổ của thế giới này hơn khi chúng ta ở cùng với Chúa Giê-su. Chúng ta sẽ nỗ lực đáp lời như Chúa Giê-su đã vâng lời Chúa Cha. Chúng ta thưa cùng Chúa Cha sẵn sàng cộng tác với Con Ngài qua mỗi lời cầu nguyện của sự hi sinh. Đồng thời, chúng ta cũng khiêm tốn cầu nguyện với Chúa Thánh Thần rằng chúng ta hoàn toàn phó thác bản thân ta để Ngài hoạt động nơi ta. Qua Chúa Giê-su Thánh Thể, chúng ta được khơi nguồn và nuôi dưỡng một cách đặc biệt. Vì trong Phép Thánh Thể, chúng ta tìm thấy sự hiến tế vẹn toàn của Chúa Giê-su cho Chúa Cha và mẫu gương cho đời sống hiến dâng của chính chúng ta.

 

  1. Suy Sâu Hơn – Going Deeper

Bằng việc đáp trả lại tình yêu này, tình yêu mong muốn lôi kéo chúng ta đến với Thiên Chúa, biết hoàn toàn về chiều cao, chiều rộng và chiều sâu của Bí Tích Thánh Thể, chúng ta có thể dâng hiến chính mình.

 

  • Tạ ơn: Bí Tích Thánh Thể

Tình yêu được tỏa chiếu từ trái tim “hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29) của Chúa Giêsu chỉ có được thấu hiểu bằng việc đi theo Người từ lúc giáng trần đến cuối đời. Đây là “tình yêu tuôn trào không có thể được diễn tả bằng lời nói,” là điều mà Giáo Hội tuyên xưng không chút nghi ngại. “Tường thuật lại việc Thiên Chúa đến và tái hiện lại (trong Bí Tích Thánh Thể) sự chết và phục sinh của Chúa Ki-tô.” (Lm. Robert Scholtus).

 

  • Đây là Mình Thầy. Đây là Máu Thầy. Mọi thứ ở nơi đây.

Bí Tích Thánh Thể mặc khải một tình yêu “cho đến cùng”, một tình yêu không đo đếm, với sức mạnh phục sinh. Đức Giêsu Ki-tô khao khát dẫn dắt chúng ta, từng người một, theo con đường này. “Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57). Trong sự kết hiệp với Mình và Máu Thánh Chúa, Đức Ki-tô muốn được kết hiệp sâu xa hơn với chúng ta. Ngài chia sẻ Thần Khí với chúng ta. Như Thánh Ephraim người Syria viết: ‘Người gọi bánh là thân thể Người, Người biến chúng thành chính thân Người và với Thần Khí của Người. (…) Và người nào ăn Thánh Thể với đức tin, là ăn Lửa và Thần Khí. (…) Mọi người nên đón nhận và ăn với Chúa Thánh Thần. Đây thật là Mình Thánh Chúa và ai ăn sẽ được sống muôn đời.’ Với món quà là Mình và Máu Đức Ki-tô, Đức Ki-tô làm lớn mạnh lên trong chúng ta món quà của Thần Khí, điều mà ta đã lãnh nhận qua Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức. Với Thánh Thể, chúng ta đồng hóa với Đức Ki-tô trong một cách thức nhất định, như ĐGH Gioan Phao-lô II nói, bí mật của sự phục sinh, mà nó (bắt đầu từ hôm nay) đã hiện diện trong lòng thế gian rồi. Vì sao Ngài muốn trao ban cho chúng ta món quà vĩ đại này, là kết nối chính Ngài với ta, là kết nối chúng ta với Thần Khí Chúa? Đó là vì Ngài khao khát rằng ta trở nên giống Ngài. Ngài cho ta khả năng để yêu thương, dâng hiến cuộc sống, cùng Ngài, vì Nước Chúa ngự đến, một thế giới mới đang được thành hình. Bởi lý do này, Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo Hoàng – Tông Đồ Cầu Nguyện – với hơn 170 năm tồn tại, mời gọi chúng ta để bản thân sẵn sàng mỗi sáng cho sứ vụ của Chúa Ki-tô (Linh thao, số 91-100). Qua lời nguyện Dâng Mình Buổi Sáng, chúng ta nói với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, con đây!” “Ngài có thể tin ở con”. Việc dâng mình cho sứ vụ của Đức Ki-tô, mỗi sáng, là con đang nhận lãnh món quà nhưng không của Tình Yêu Thiên Chúa với lòng biết ơn; là đáp lại tình yêu ấy với đời sống của con để phục vụ Nước Trời, dù cho con có hay thay đổi, giới hạn và mong manh. Bằng việc dâng mình, con bước vào sự hiện diện của Thánh Thể, như một hiến lễ toàn thiêu để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, trong sứ vụ của Giáo Hội toàn cầu. Việc dâng mình này cho phép con thông phần một cách chủ động vào kế hoạch yêu thương của Chúa dành cho nhân loại. Chúa Giêsu đã sống cuộc đời như một hiến lễ toàn thiêu vậy. Bữa tiệc ly đã tóm tắt cuộc đời Ngài được dâng hiến và trao ban vì tình yêu. Con đường này không dẫn đưa Ngài đến ngõ cụt, không lối thoát, mà là sự phục sinh, đến một cuộc sống mới dồi dào. Và Ngài cũng khao khát sự sống ấy, sự sống hạnh phúc vĩnh cửu cho mỗi người chúng ta! Chính vì thế mà Ngài muốn đưa chúng ta đến ‘điệu nhảy của tình yêu’ này, dù cho nó phải đi qua đường thập giá.

  • Cuộc chiến thiêng liêng

Bước vào một hành trình như Chúa Giêsu, yêu Ngài như Ngài đã yêu chúng ta đến nỗi “hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình”, có thể dẫn đến một cuộc chiến thiêng liêng. “Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần.” (Ga 17,15) Đây là một tiêu chuẩn cho sự vâng phục của Chúa Giêsu rằng: “Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi.” (Ga 13,16) Chúng ta đều có kinh nghiệm về điều này. Trong chúng ta đều có sự thông đồng với sự dữ, dối trá, tất cả mọi điều gì là khước từ sự sống; nhưng Chúa Giêsu Ki-tô không bỏ rơi chúng ta. Ngài sai Thần Khí, Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, và là Đấng vạch trần kẻ thù, và thôi thúc chúng ta lựa chọn sự sống. Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, đặt chúng ta vào sứ vụ của Ngài, để phục vụ sứ mạng của Giáo Hội trong thế giới hôm nay, với tất cả những thử thách, với nhiều anh chị em, có thể trông hứng thú. Thường xuyên, chúng ta hình dung bản thân ta, như các tông đồ, kết hiệp với Thánh Tâm Chúa Giêsu, đi cùng Ngài ở xứ Ga-li-lê, băng qua những đồng cỏ xanh rì và muôn ngàn bông hoa; hay dọc bờ hồ loan báo Tin Mừng… nhưng ta lại quên mất thập giá! Chúng ta như những người môn đệ, như Phê-rô, là những người xem Chúa Giêsu là Đấng Mê-si-a, Đấng sẽ đến để làm bằng phẳng các con đường, hạ thấp những ngọn núi, trong một chớp mắt, không cần bất cứ nỗ lực nào từ phía chúng ta, như thể ta có trong tay cây đũa thần, như thể ta có khả năng, với thực tế duy nhất là ta ở gần Chúa Giêsu, được né tránh nỗi đau buồn và thập giá. “Không ai bước vào Vương Quốc của Tình Yêu mà không phải trải qua đau khổ.” Không phải đau khổ là cần thiết, nhưng trong thế giới của chúng ta, “học cách yêu” đòi hỏi học cách từ bỏ bản thân và dâng hiến cuộc đời mình. Và điều này dẫn ta đến một nẻo đường trong sạch mới mẻ, và từ việc đặt bản thân làm trung tâm đến việc hướng mình ra tha nhân… nó phải trải qua đau khổ, đôi khi là thập giá, và cái chết cho chính bản thân. Chúa Giêsu trong Tin Mừng Gioan viết: “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” (Ga 16,33)

 

 

Kiểm tra tương tự

[Đường lối Con tim] Bước 9: Mạng lưới cầu nguyện và phục vụ cho nhu cầu của nhân loại

  Lời Chúa “Vì lòng mến Xi-on, tôi sẽ không nín lặng, vì lòng mến …

[Đường lối Con tim] Bước 8: Sứ mạng của lòng thương xót

  Lời Chúa “Ðức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *