Hộ Giáo – Đức Tin và Lý Trí

 

Trong một ý nghĩa nào đó thì cuộc hôn nhân giữa đức tin và lý trí là vấn nạn quan trọng nhất trong hộ giáo bởi vì nó bao trùm mọi vấn nạn. Nếu đức tin và lý trí mâu thuẫn, thì hộ giáo không thể làm gì được. Vì hộ giáo là nỗ lực bảo vệ đức tin bằng những vũ khí của lý trí.

Định nghĩa Đức tin

Chúng ta phải phân biệt hành vi đức tin với đối tượng của đức tin, tin với cái được tin 

Đối tượng của đức tin có nghĩa là tất cả những gì được tin. Đối với người Kitô hữu, điều này có nghĩa là tất cả những gì Thiên Chúa đã mặc khải trong Kinh Thánh; người Công giáo tin tất cả các tín điều cùng những giáo huấn bắt buộc có tính phổ quát của Giáo Hội. Đức tin này (đối tượng, chứ không phải là hành vi) được diễn tả trong các mệnh đề.

Có nhiều mệnh đề, nhưng đối tượng tối hậu của đức tin chỉ có một. Đối tượng tối hậu của đức tin không là lời nào khác ngoài Ngôi Lời của Thiên Chúa (số ít) – thật vậy, đó chính là Thiên Chúa. Nếu không có một tương quan sống động với Thiên Chúa hằng sống, các mệnh đề là vô nghĩa, vì hướng nhắm của mệnh đề là vượt qua chính nó để hướng về Thiên Chúa. (“Chỉ lên mặt trăng cần ngón tay, nhưng khốn cho kẻ nhầm lẫn ngón tay với mặt trăng,” theo lời một thiền sư khôn ngoan ). Nhưng không có các mệnh đề, chúng ta không thể biết hoặc nói cho ai khác chúng ta tin vào Thiên Chúa nào và những gì chúng ta tin về Thiên Chúa.

Hành vi đức tin còn hơn chỉ là hành vi niềm tin. Chúng ta tin nhiều thứ – ví dụ, Ngũ Hồ sẽ đổ ra biển Celtics, Tổng thống không phải là kẻ lừa đảo, Na Uy thì đẹp – nhưng chúng ta không sẵn sàng để chết cho những niềm tin này, cũng như chúng ta không thể sống những niềm tin này mọi mọi lúc. Nhưng đức tin tôn giáo là một cái gì đó để chết cho và là một cái gì đó để sống trong mọi thời điểm. Nó hơn hẳn niềm tin, và mạnh hơn nhiều, dù niềm tin là một phần hoặc khía cạnh của đức tin.

Chúng ta có thể phân biệt ít nhất bốn khía cạnh hoặc chiều kích của đức tin tôn giáo.

1. Đức tin mang tính cảm xúc là cảm giác an toàn hay tin tưởng hay xác tín nơi một người. Điều này bao gồm hy vọng (điều mạnh hơn nhiều so với mong muốn đơn thuần) và bình an (điều mạnh hơn nhiều so với tĩnh lặng đơn thuần).

2. Đức tin mang tính trí thức là niềm tin. Chính khía cạnh này của đức tin được công thức hóa trong các mệnh đề và được tóm trong các tín điều.

3. Đức tin thuộc ý chí là một hành vi của ý chí, một cam kết tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Đức tin này là sự trung tín hay trung thành. Nó thể hiện mình trong hành vi, nghĩa là, trong các việc tốt.

4. Đức tin khởi đầu nơi trung tâm huyền nhiệm bí ẩn của hiện hữu chúng ta mà Kinh Thánh gọi là “con tim”. Con tim trong Kinh Thánh không có nghĩa cảm giác hay tình cảm hoặc cảm xúc, nhưng là trung tâm tối hậu của linh hồn, như con tim thể lý là trung tâm cơ thể. Solomon đã khuyên, “Hãy giữ gìn con tim cho thật kĩ vì từ đó mà sự sống phát sinh” (Cn 4, 23). Với con tim, chúng ta kén chọn “sự chọn lựa nền tảng” của chúng ta về việc vâng nghe hay không vâng nghe Thiên Chúa, và qua đó quyết định căn tính và số phận đời đời của chúng ta.

Định nghĩa Lý trí

Ở đây một lần nữa chúng ta phải phân biệt hành vi lý trí và chủ quan của cá nhân với đối tượng của lý trí.

Đối tượng của các lý trí là tất cả những gì mà lý trí có thể biết. Điều này có nghĩa là tất cả những chân lý mà lý trí con người có thể (a) hiểu bằng lý trí con người, (b) khám phá bằng lý trí con người và (c) được chứng minh bằng lý trí mà không có bất kỳ tiền đề nào được đức tin giả định vào mặc khải thần thiêng.  

Lý trí liên quan đến sự thật; nó là cách để biết sự thật: hiểu biết nó, phát hiện nó hoặc chứng minh nó. Đức tin cũng liên quan đến sự thật; nó cũng là một cách để khám phá sự thật. Không ai sống trên đời mà không tin gì đó! Tất cả chúng ta đều biết hầu hết những gì chúng ta biết nhờ tin; có nghĩa là, qua việc tin vào những gì mà tha nhân – cha mẹ, thầy cô, bạn bè, các tác giả, xã hội – nói với chúng ta. Bên ngoài cũng như bên trong tôn giáo đức tin và lý trí là những con đường đưa đến chân lý.

Mối tương quan giữa các đối tượng của Đức tin và Lý trí

Sau khi chúng ta đã định nghĩa hai thuật ngữ trên, chúng ta sẵn sàng để hỏi về mối tương quan giữa chúng. Khi chúng ta đặt câu hỏi này, chúng tôi không có ý hỏi “Tương quan mang tính tâm lý giữa hành vi đức tin và hành vi lý trí là gì?” nhưng là “Tương quan mang tính logic giữa đối tượng của đức tin và đối tượng của lý trí là gì?”  Làm thế nào mà hai nhóm chân lý – những gì có thể biết bởi những lý trí đơn độc của con người và những gì có thể biết bởi tin vào mặc khải thần thiêng tương quan đến nhau? Có ba loại khác nhau của chân lý: 

1. Chân lý của đức tin mà không có lý trí

2. Chân lý của cả đức tin và lý trí

3. Chân lý của lý trí mà không có đức tin

Chân lý duy bởi đức tin là những điều được Thiên Chúa mặc khải, không thể hiểu, khám phá hoặc chứng minh bởi lý trí (ví dụ, Chúa Ba Ngôi hoặc sự kiện rằng Chúa Kitô đã chết để cứu chuộc tội lỗi chúng ta). Chân lý của cả đức tin và lý trí là những gì được Thiên Chúa mặc khải, và có thể hiểu, khám phá hoặc chứng minh bởi lý trí (ví dụ, sự hiện hữu của Thiên Chúa duy nhất, hoặc luật luân lý mang tính khách quan, hay đời sống sau khi chết). Chân lý lý trí mà không có đức tin là những gì không được Thiên Chúa mặc khải, nhưng được lý trí con người biết được (ví dụ, các khoa học tự nhiên). Nếu đúng như vậy, thì các nhà hộ giáo Kitô giáo có hai nhiệm vụ: chứng minh tất cả các mệnh đề trong loại 2 và trả lời tất cả các chống đối các mệnh đề trong loại 1 (xem hình 1).

 

Chúng ta không thể chứng minh các mệnh đề trong loại 1 (ví dụ như, Chúa Ba Ngôi), nhưng chúng ta có thể trả lời tất cả các chống đối. Ví dụ, giả sử một người theo thuyết nhất thể hoặc một người Hồi giáo chống đối mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi vì cho rằng “đó là đa thần giáo.” Chúng ta có thể chỉ ra rằng đây là một sự hiểu lầm; điều này không có nghĩa là ba vị Chúa, nhưng một Thiên Chúa trong ba Ngôi. Hoặc giả sử một nhà logic học nói rằng đó là một mâu thuẫn khi gọi bất cứ điều gì vừa một lại ba. Chúng ta có thể trả lời rằng Thiên Chúa là một bản tính, không phải ba, và là ba ngôi vị, không phải một. Đây không phải là một mâu thuẫn, cũng không khác gì nơi con người chúng ta: chúng ta là hai tính chất (tinh thần và động vật, trí tuệ và vật chất, hồn và xác), nhưng người chỉ có một.

Không phải tất cả các tư tưởng gia Kitô giáo đều đồng ý về có bao nhiêu mệnh đề đức tin có thể được chứng minh bằng lý trí, nhưng hầu hết cho rằng một số có thể chứng minh được (vì vậy, mà có hộ giáo), nhưng không phải tất cả (vì vậy, mà có sự giới hạn của hộ giáo)

Tại sao Đức tin và Lý trí Không bao giờ có thể mâu thuẫn với nhau?

Câu trả lời của thánh Tôma Aquinô cho câu hỏi này trong Tổng Luận Thần Học 1,7 dường như đối với chúng ta là đúng một cách không thể chối cãi được:

Chân lý mà lý trí con người được phú ban một cách tự nhiên để biết không thể đi ngược với chân lý trong đức tin Kitô giáo. Vì lý do này, những gì lý trí con người được phú ban một cách tự nhiên cho là đúng nhất; thì chúng ta không thể nghĩ về những chân lý như vậy là sai.  [Nếu chúng ta chỉ hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ trong các định đề hiển nhiên đúng như “toàn thể thì lớn hơn thành phần” hay “Có kết quả tất có nguyên nhân,” chúng ta không thể cho rằng những điều này sai]. Cũng như không thể chấp nhận được việc tin đó là sai điều chúng ta nắm giữ nhờ đức tin, vì điều này được xác nhận trong một cách quá rõ ràng là do Thiên Chúa. [Không phải là đức tin của chúng ta nhưng là đối tượng của nó, chính là Thiên Chúa, biện minh cho sự chắc chắn của chúng ta.] Vì thế, chỉ có điều sai trái thì ngược với điều chân thật, vì rõ ràng hiển nhiên đúng từ việc suy xét định nghĩa của chúng, điều không thể rằng chân lý của đức tin trái ngược với những nguyên lý mà lý trí con người biết cách tự nhiên.

Vì vậy, hoặc là Kitô giáo sai, hoặc lý trí sai, hoặc – nếu cả hai đều đúng – không thể có bất kỳ mâu thuẫn thực sự giữa chúng, vì sự thật không thể mâu thuẫn với sự thật.

Thánh Aquinô đưa ra một lý do thứ hai không kém thuyết phục cho cùng một kết luận:

Hơn nữa, điều gì được đưa vào tâm hồn của học sinh bởi người giáo viên thì được chứng thực trong kiến thức của giáo viên – trừ khi bài giảng của ông là hư cấu, mà điều này thì không thích hợp để gán cho Thiên Chúa. Bây giờ sự hiểu biết các nguyên lý mà chúng ta biết được cách tự nhiên [các định đề mang tính hiển nhiên cách duy lý] đã được Thiên Chúa cấy ghép trong chúng ta; vì Thiên Chúa là Tác giả của bản tính chúng ta. Vì thế, những nguyên lý này cũng được chứa đựng nơi Đấng Khôn Ngoan. Cho nên, bất cứ điều gì là trái ngược với các nguyên lý thì trái ngược với Đấng Khôn Ngoan và do đó không thể đến từ Thiên Chúa. Do vậy, những gì mà chúng ta nắm giữ được bởi đức tin nhờ sự mặc khải của Thiên Chúa không thể trái ngược với tri thức tự nhiên của chúng ta.

Nhiều người đồng ý với thánh Aquinô nhưng dè dặt ở điểm kế tiếp của ông. Nhưng điểm kế tiếp này một cách tất yếu theo điểm trước.

Từ đây chúng ta đi đến kết luận sau: bất kỳ lập luận nào được đưa ra nhằm chống lại giáo lý đức tin là những kết luận sai được rút ra từ các nguyên lý đầu tiên và hiển nhiên đúng nằm trong bản chất [lý trí con người].  Những kết luận như vậy không có sức thuyết phục; chúng là những lập luận mà hoặc có thể hoặc ngụy biện [có thể sai lầm]. Và như vậy có khả thể trả lời cho chúng.

Nói cách khác, mỗi lập luận khả thể chống lại giáo lý Kitô giáo có một sai lầm hợp lý ở đâu đó trong nó và do đó nó có thể được trả lời chỉ bằng lý trí.

Nếu điều này không phải như vậy, nếu thánh Aquinô sai ở đây, thì một trong những lập luận từ những người không tin chống lại một trong những giáo lý Kitô giáo, ít là, sẽ chứng minh cách đích thực rằng giáo lý này là sai lầm, nghĩa là, chứng minh Kitô giáo không đúng. Cái nhìn lạc quan của thánh Aquinồ về cuộc hôn nhân giữa đức tin và lý trí nhất thiết phải theo sau tiền đề cơ bản rằng Kitô giáo là chân thực. Như thế, “chủ nghĩa phi lý trí Kitô giáo” là tự mâu thuẫn. 

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chúng ta (và cả thánh Aquinô) không tuyên bố rằng tất cả các giáo lý Kitô giáo có thể được chứng minh bởi lý trí, mà chỉ tuyên bố rằng mỗi lý luận chống lại các tín điều có thể được giải quyết. Chúng ta cũng không tuyên bố rằng bất kỳ ai cũng có thể bác bỏ chúng. Lý trí thì hoàn mỹ cứ lý, nhưng không có một người lý lẽ nào là hoàn mỹ.

Nguyên tác: Pocket Handbook of Christian Apologetics 

Tác giả: Peter Kreeft, Ronald K. Tacelli

Còn tiếp


 

Kiểm tra tương tự

Tìm lại ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng

  Đôi khi, chúng ta nỗ lực hoàn thành danh sách những việc phải làm …

Vết nứt cần có

“ Hãy rung lên những hồi chuông nào vẫn còn có thể vang vọng được. …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *