Bài này lấy lại những điểm chính yếu trong một bài thuyết trình của Cha P.H. Kolvenbach, bề trên tổng quyền dòng Tên, trước một cử tọa gồm các giáo dân, họp tại Sevilla vào tháng 2 năm 1994. Nối gót Công Ðồng Vatican II và tông huấn “Chritifideles laici” của Ðức Giáo Hoàng, Cha Kolvenbach đã nhìn nhận rằng chúng ta đang bước vào “kỷ nguyên của giáo dân,” nghĩa là kỷ nguyên mà mọi người đã chịu phép rửa cảm thấy mình có trách nhiệm xây dựng Hội Thánh và loan báo Tin Mừng cho nền văn hóa và xã hội hiện tại. Muốn làm việc này, giáo dân cần phải được huấn luyện, nhưng đồng thời cần phải đào sâu kinh nghiệm gặp Thiên Chúa. Nếu vậy, không co gì hữu ích cho họ hơn là linh đạo của Thánh I-Nhã
Một Linh Ðạo Cho Ngày Hôm Nay
I-Nhã viết phần lớn sách Linh Thao khi chưa chịu chức linh muc, chỉ là giáo dân thuần túy, cũng chẳng hề nghĩ rằng mình có thể là người sa’ng lập ra một dòng tu. Trong nhiều năm trường, như một giáo dân, ngài đã chia sẽ kinh nghiệm của mình cho nhiều người thuộc đủ mọi hoàn cảnh và ngài tiếp tục làm như thế cho đến khi chấm dứt cuộc đời. Những lời dạy dỗ tu đức của thánh I-Nhã không phải là một điều gì bí mật, chỉ dành cho một số người. Nhưng đó là hồng ân Chúa ban cho toàn thể Hội Thánh, một hồng ân mà xét cho cùng là do Thánh Thần ban tặng để rồi được dâng hiê’n và chia sẽ cho hết mọi thành phần dân Chúa.
Tuy nhiên, chúng ta có thể tự hỏi: “Linh đạo thánh I-Nhã mang điều gì đặc biệt đến cho bạn – những người đang hội nhập hoàn toàn vào thế giới hôm nay, với những xung đột và mâu thuẩn?”
Dấn Thân
Các Kitô hữu hôm nay thiếu hẳn một linh đạo cho những thời khủng hoảng. Linh đạo thánh I-Nhã đáp ứng nhu cầu này, trước hết qua một đặc điểm của nó là sự dấn tha^n. Sự thân mật với Chúa – điều duy nhất cần thiết nhất – mà I-Nhã đã vận dụng hết kh?a năng tinh thần và tâm hồn để tìm kiếm – không làm ngài xa cánh với thế giới hay xung đột này.
Khi chiêm ngắm Ðức Chúa – “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” – I-Nhã đã học được bài học cơ bản của mầu nhiệm nhập thể. Con chí ái của Thiên Chúa đã từ khước vinh quang Cha ban cho mình để nhận lấy thân phận loài người, để trà trộm giữa chúng ta, hòa mình vào những lo âu, yếu đuối, khát vọng của chúng ta, bằng cách trở thành tôi tớ cho hết mọi người. Ðối với Ngài, hiệp thông với Cha không phải là giam mình trong một chỗ để thụ hưởng thiên tính, mà là nỗ lực thực hiện ý muốn của Ðấng đã sai mình ra đi hầu tạo điều kiện cho loài người – anh em của mình – được hiệp thông với nhau và với Chúa.
Từ khi hoán cải trở lại I-Nhã đã bị lôi cuốn trước sự cô tịch của các đan sĩ đan viện Chartreux, coi đó như một con đường đặc biệt để thông hiệp với Thiên Chúa. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc ngài nhận ra rằng ơn gọi của mình là “cứu giúp các linh hồn” như ngài thường nói, nghĩa là đặt mình cho Ðức Kitô và Hội Thánh sử dụng ngay giữa thế giới này vào việc phục vụ Tin Mừng.
Ðứng trước sự phưc tạp của thế giới, trước những trở ngại không cho ta giải quyết các vấn đề công lý và hòa bình, trước bộ điệu vô tâm vô tư của biết bao người đương thời đối với sứ điệp của Chúa Giêsu và đối với đồi sống Giáo hội, chúng ta có thể bị cám dỗ – dù ý thức hay không – chạy theo những nền linh đạo nào chú trọng đến đời sống nhân mật với Chúa, không biết đến những bận tâm của những người đường thời cũng như những thách đố thật sự đặt ra cho sứ mạng phúc âm hóa. Hoặc giản dị hơn, khi đã bối rối hoang mang hay chán chường thất vọng, ta có thể bị cám dỗ khoanh tay cam chịu, vừa thất vọng trong lòng vừa làm người khác thất vọng.
Ngược lại, linh đạo của thánh I-Nhã thúc đẩy ta, chuẩn bị ta dấn thân làm tông đồ bằng cách đẩy ta vào giữa các thực tại phàm tục nhất trong đời sống hằng ngày và nghề nghiệp, như giáo dục, thương mại, chính trị hay hoạt động xã hội. Qua ca? 10 cuốn gom góp số thư từ khổng lồ của ngài, chúng ta thấy được ngay từ khi còng sống trong căn nhà thô sơ cho đến khi ở tại trung tâm Rôma thờ phục hưng, ngài luôn theo dõi sát tình hình chính trị đương thời và hay chen vào đó những vấn đề kinh tế, tất cả chỉ nhằm phục vụ việc phúc âm hóa.
Có Kinh Nghiệm về Thiên Chúa
Tuy nhiên, noi gương Ðức Kitô nhập thể để cứu độ, sự dấn thân của thánh I-Nhã trong thế giới cũng xây trên sự hiệp thông sâu xa của ngài với Thiên Chúa. Nhờ có khả năng đưa ta vào trong kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa như thế, linh đạo của Thánh I-Nhã cũng đã đáp ứng được hoàn cảnh của một thế giới đang gặp khủng hoảng. Ðức tin của chúng ta, ngôn ngữ đức tin, những cách bày tỏ đức tin của chúng ta có vẻ hơi xa lạ, cũ xưa hay lỗi thời đối với nhiều người hôm nay, nhất là đối với nhừng người đang nắm giữ các chức vụ chủ chốt hay đang ở những vị trí mũi nhọn của xã hội. Các lý thuyết khoa học, phương pháp tâm ly trị liệu, thế giới mua bán, những quyết định chính trị, tât’ cả đều đang phát triển bình thường, không cần liên hệ đến tôn giáo, không đếm xỉa gì đến giả thuyết có Thiên Chúa. Việc trần tục hóa xã hội, mỗi lúc một tăng, sè kéo những chuẩn mực của đạo đức học Kitô giáo ra khỏi đời sống công cộng, thậm chí ra khỏi khuôn khổ gia đình.
Chỉ khi nào có kinh nghiệm sâu sắc về Thiên Chúa của Ðức Giêsu Kitô, ta mới có thể chống lại áp lực của môi trường chung quanh hay chống lại sự hấp dẫn đến từ các đề nghị mang tính duy vật hay tục hóa. Trong sách Linh Thao, thánh I-Nhã giới thiệu – dưới một hình thức co’ thứ tự lớp lang – những bài học rút ra được từ kinh nghiệm gặp Chúa của ngài: giúp cá nhân đáp lại tiếng gọi của Chúa kêu mời mỗi người bước theo Ngài trong sứ vụ truyền giáo, phục vụ sự cứu độ thế giới, để tôn vinh Chúa Cha.
Như thế, đức tin không còn chỉ là một dữ kiện văn hóa,một di sản cha ông để lại, càng không phải là một lý thuyết để nghiên cứu và học hỏi, hay là một thế giới quan có những giải đáp sẵn cho các vấn đề lý thuyết và thực hành. Ðức tin đã trở thành một kinh nghiệm sống động của cá nhân, do Thánh Thần khơi dậy: cá nhân khám phá ra tình thương Thiên Chúa, được mặc khải nơi Ðức Giêsu Kitô và là cơ sở để ta dấn thân sống yêu thương và phục vụ. Lúc đó đức tin không còn cần đến những điểm tựa bên ngoài hay một bầu khí đỡ nâng nào nữa, vì đã bắt nguồn và xây dựng trên tình yêu.
Ðức tin ấy có thể tồn tại, thậm chí lớn mạnh cả trong bóng đêm dày đặc dù dường như lúc ấy Chúa đã biến mất, cũng như cả khi bị những quan điểm của thời đại tấn công. Kinh nghiệm của người Kitô về Thiên Chúa mà I-Nhã muốn dẫn ta tới, không làm cho con người dừng lại thỏa mãn với những tình cảm cá nhân, trái lại nói sẽ kéo con người ra khỏi bản thân và những bận tâm riêng tư, đưa con người tới hiệp thông với Chúa Cha, trong Thánh Thần của Ðức Kitô – Ðấng đã từng hiến dâng mạng sống cho anh em mình.
Biết Nhận Ðịnh
Tuy nhiên, còn một chiều kích nữa rất điểm hình của linh đạo I-Nhã, giúp ta đương đầu với các thánh đố của thế giới hôm nay trong tư cách là Kitô hữu. Ðó là sự nhận định thiêng liêng – một phương pháp mà I-Nhã đã khai triển để giúp tìm ra, nhận diện ra ý nghĩa của các xung đột khác nhau xuất hiện trong lương tâm chung ta hay trong bối cảnh văn hóa xã hội của chúng ta.
Con người hôm nay cảm nhậ.n rất mãnh liệt sự bất an, xuất phát từ chỗ mọi giá trị đều đã bị tương đối hóa, ý nghĩa cuộc đồi trở nên mơ hồ lẫn lộn, các điểm chuẩn để định hướng hành vi và thái độ của con người bị thiếu hẳn. Giữa tình trạnh đa nguyên trong công luận, trong các xu hướng thần học và mục vụ, xuất hiện cả trong Giáo Hội, giữa những thay đổi nhanh chóng của thế giới hôm nay khiến ta lúc nào cũng phải sống trong tình thế mới, ta phải dựa vào các tiêu chuẩn nào để tìm ra đứng đường và có những quyết định phù hợp với đức tin?
Bản thân thánh I-Nhã cũng đã từng sống trong một thế giới biến động: lúc bấy giờ những xác tín và những đạo đức của truyền thống đang bị chống đối, đồng thời một não trạng hoàn toàn mới đang được khai sinh. Ngài nhận thấy nhu cầu phải phân biệt những chuyển biến do Thánh Thần Thiên Chúa và những chuyển biến chống lại việc mở mang Nước Chúa do những bận tâm tính toán của loài người gây ra, như quá tham vọng hay quá hèn nhát, do tự mãn hay lúc nào cũng loay hoay tìm sự nhìn nhận và đồng lý của người khác.
Nếu không có sự nhận định minh bạch này, I-Nhã đã trở thành con rối của các hoàn cảnh, không thể nào góp phần hữu hiệu để tôn vinh Chúa hơn. Trong thực tế, đó không phải chỉ là tìm cách tránh một điều xấu rõ ràng và dễ nhận thấy, mà còn là đem ra ánh sáng những động cơ tính tế nhưng lắc léo xúi ta đưa ra những đề nghị bề ngoài có vẻ rất vô tội, hợp pháp, nhưng trong một tình huống của thể nhất định, nó chẳng những không giúp ta lớn lên thật sự mà còn khiến ta thất vọng, sa sút trong đức tin và nguội lạnh trong đức ái. Những kinh nghiệm ấy, I-Nhã đã để lại cho chúng ta qua sánh Linh Thao, nơi phần trình bày các “Quy tắc” nhận định các loại thần và các quy tắc “để đồng cảm với Giáo Hội.” (Báo “Vie Chrétienne”, tháng 5, 1995, tr.1-4)
(Ðồng Hành năm 2000, số 1, trang 38-39)