I. LỊCH SỬ XÃ HỘI [6]
1. Lễ tiết trong năm
“Thói nước Annam, đầu năm, mùng một tháng giêng gọi là ngày tết Thiên hạ đi lậy vua đoạn lậy chúa mới lậy ông bà ông vải cha mẹ, cùng Kẻ cả bề trên, quan quyền thì lậy vua chúa, thứ dân thì lậy bụt trước, ăn tết ba ngày mà một ngày trước mà xem ngày mùng hai mùng ba, ngày nào tốt, thì vua chúa đi đền giao, gọi là nhà thờ trời, hiệu thiên thượng đế, hoàng địa kì, vua chúa đi lậy mà xin cho thiên hạ được mùa cùng dân an, đến mùng bẩy mùng tám mới hết cúng làm cỗ cho thiên hạ ăn, mười ngày, lại xem ngày nào tốt, mới mở ấn ra cho thiên hạ, đi chầu cùng làm việc quan cùng hỏi kiện mọi việc (…), đến hạ tuần tháng giêng, đức chúa lại tế kí đạo dưới bãi cát, làm đàn thờ, trước thì thờ thiên Chúa thượng đế một đàn, là một đàn từ vua Lê Thái Tổ cho đến nay, một đàn thì thờ Thần Kì đạo, đức chúa lậy ba đàn này đoạn đến đàn Thần Kì đạo, đức chúa lậy đoạn liền chỉ gươm cùng chém lại bắn cung, đoạn lại đánh trống, mà chỉ gươm cho thiên hạ bản sứ mới đuổi đi, thì gọi là khao quân, đoạn liền về tập voi tập ngựa gọi rằng đã hết năm mới (…), đến tháng chạp ai có mồ mả cha mẹ anh em vợ chồng thì làm cỏ cùng đắp lại cho tốt cùng sạch sẽ cũng có làm cỏ mà đơm, đến gần ngày tết vua chúa ban lịch cho thiên hạ xem ngày, đến ngày ba mươi, thì đức chúa đi giội gọi là bỏ mọi sự cũ đi mà chịu mọi sự mới, đến mùng một, liền lên nêu mọi nhà…” [7]
2. Lễ tế chính thức
“Bằng sự cái phép tế các nơi, đầu năm là tế thượng đế nghĩa là thiên chúa, tế Xã tắc nghĩa là tế thiên thần, tế Khổng Vân, là tế kẻ làm mưa gió, tế thánh là tế Ông Khổng, thì phủ huyện quan tế các Thần mọi nơi thiên hạ”. [8]
3. Việc cưới hỏi.
“Bằng phép lấy vợ, trước thì xem hai bên có đẹp lòng chăng, thì nhà trai đi hỏi lấy trầu cau, đến mà nói cùng nhau, nhà gái có gả, thì nhà trai liền xem tuổi cùng xem số có tốt chăng, mới đi hỏi lại, nhà giàu thì con lợn hay là bò, như của làm tin vậy, nhà khó thì cá hay là gà, trai thì đi làm về ở nhà cha vợ ba năm mà hai bên xem ý nhau, có đẹp lòng cùng hiền lành thì mới lấy, liền đi chịu lời là hẹn ngày, hoặc là bò lợn cho họ ăn, đoạn mới cưới hoặc là trọng hèn, thì cho nhà trai ăn ngày trước, đoạn liền để một bàn độc giữa nhà, có ai đi ăn cưới, cậu, cô, chú, bác, anh, em, có ai cho của gì, vàng bạc lụa tiền vải vóc các sự thì để lên bàn độc ấy cho, đoạn hai vợ chồng ra lậy họ hàng, đến ngày sau nhà gái, mới lại ăn cưới có con hát hát mừng, đoạn xem ngày nào tốt cho nhà gái mới đưa con về cho nhà trai, mới cho của cải ruộng nương tiền bạc lúa thóc trâu bò gà lợn các vật, cho con về cùng chồng, đến ngày có con để được bẩy ngày thì đơm Mộ Bà, con trai thì bẩy ngày, con gái thì chín ngày, năm sau đến ngày ấy làm cỗ cho người ta ăn gọi là ăn tôi tôi họ hàng có đi ăn thì lại cho tiền bạc ngày ấy. Vua chúa cùng nhà quan, thì gọi là Vía, đạo đức Chúa trời thì gọi là Sinh nhật, vua chúa có rước Vía, thì thiên hạ đi lậy cúng đem của đi tiến cho vua chúa, mà người lại ban cho các con, quan thì cho áo cùng tiền quân dân thì ăn cỗ”.[9]
4. Quan võ
“Bằng sự chức bên vũ thần, trước thì chịu nam tước, bá tước, hầu tước, quận công, đề đốc, đô đốc, tả phủ, hữu phủ, thiếu bảo, thiếu phú, thái uý, thái bảo, thái phú, thái sư, phủ tướng, hữu tướng, phú nguyên suý, đô nguyên suý, đại nguyên suý, ấy là chức bên vũ.
“Bằng sự kén thiên hạ, thì sáu năm, mới một lần, ai già thì bỏ ra trai thì lấy làm lính đánh giặc, ai thứ nhất gọi là nhất hạng, hai là nhị hạng, ba là tam hạng (…), ai đã già thì bổ lão nhiêu ai có cha làm quan đời trước, thì cho công thần, kẻ ở chùa, cùng kẻ đi hát, thì về đàng khác, thầy thuốc cùng các nghề thì có chức riêng”. [10]
5. Quan văn
“(…) cấp công, là coi các thợ, cấp hộ là coi các việc đàng, cấp binh là coi các việc quân quốc, cấp lễ, là coi các Lễ quí thuế, cấp lại là coi các việc bên lệnh sử, lại lên chức khác, là đô công đô hình, đô binh, đô lễ, đô hộ, đô lại, lại chức khác, là hữu công, hữu hình, hữu binh, hữu hộ, hữu lễ, hữu lại. Tả công, tả hình, tả binh, tả lễ, tả hộ, tả lại, Thượng công, Thượng hình, Thượng binh, Thượng lễ, Thượng hộ thượng, thượng chưởng lục bộ, thì coi hết thay thảy thượng công xem việc các thợ, thượng hình xem việc bàn kiện, thượng binh xem việc quân quốc, thượng hộ xem việc đắp đàng, thượng Lễ xem việc lễ tế thượng lại xem việc các bên Văn…”. [11]
Sao không có nút share nhi?