Thiên Chúa làm nhiều điều bất công?

 

Vui lòng chấp nhận sử dụng dịch vụ của Youtube để xem Video này.

 

Youtube là dịch vụ phát video trực tuyến được cung cấp bởi Google

 

YouTube Terms of Services

 

 

Bây giờ đến lượt Roger ở Taxas, đang nghe EWTN trực tuyến. Roger, câu hỏi nào anh muốn dành cho Tim Staples

Xin chào, anh có nghe tôi nói không?

Có, chúng tôi đang nghe. Tốt rồi.

Về cơ bản, các bản văn mới nhìn nhận Thiên Chúa là Thiên Chúa bình an, một Thiên Chúa yêu thương, một Đấng tha thứ cho chúng ta. Nhưng trong Cựu Uớc, Thiên Chúa thật sự nghiêm khắc, như việc Ngài đã lên án Hagar và Ishmael vì tội lỗi mà họ đã phạm. Tôi đang nghĩ về những đứa con trai đất Ai Cập bị giết vì đó là mệnh lệnh của Ngài trong thời Môsê. Vì vậy, câu hỏi của tôi là làm thế nào chúng ta dung hoà được hình ảnh Thiên Chúa, Đấng chúng ta tin là công minh và chính trực và những điều bất công nào mà Ngài đã làm? Hay ít ra dường như đã làm.

Vâng, thật là một câu hỏi tuyệt vời. Tôi sẽ nhấn mạnh 2 điểm chính khi trả lời câu hỏi này.

Thứ nhất, tôi nghĩ, và hiển nhiên tôi không buộc tội bạn về thứ giáo huấn có hai Thiên Chúa, nhưng trở lại thế kỷ thứ hai có một nhà lạc giáo nổi tiếng thuộc phái Ngộ Đạo, bạn có thể đã nghe cái tên Marcion.

Thánh Irênê là một trong số người đối thoại nổi tiếng nhất với ông ta, bạn biết đấy, ngài tranh luận với Marcion, và ngài viết về [Marcion] Marcion đã dùng tiền đề bạn đưa ra lúc nãy và đẩy nó đến thái cực. Ông ta hoàn toàn không thể dung hoà Tân Ước và Cựu Ước đến nỗi ông tuyên bố có hai Thiên Chúa, nếu bạn muốn.

Có một vị Thiên Chúa dữ dằn trong Cựu Ước vốn là nguyên nhân của mọi hỗn loạn và là nguồn gốc của thế giới vật chất, và có một Thiên Chúa tốt lành của Tân Ước, vốn là nguồn gốc của linh hồn và các điều thiện hảo. Và tất nhiên ở đây chúng tôi đang nói về lạc giáo Ngộ Đạo. Và những gì thánh Irênê nói thật hấp dẫn.

Trong khi đáp trả Marcion, thánh nhân nói: ‘Marcion đã sai rồi. Thiên Chúa không thay đổi. Không hề có hai Thiên Chúa. Nơi Thiên Chúa không có sự thay đổi. Chính chúng ta mới thay đổi.”

Lý do tại sao lại có khuynh hướng phân biệt sự khác nhau giữa Cựu Ước và Tân Ước. Là bởi vì — hãy suy nghĩ theo hướng này: tôi có bảy người con, nếu tôi đối xử với đứa con 2 tuổi hoặc 4 tuổi của tôi  giống cách tôi đối xử với đứa con 13 tuổi chúng ta sẽ có một đám con hỗn loạn, đúng không?

Vì bạn đối xử với chúng khác nhau do chúng rất khác nhau trong khả năng nhận biết, sự trưởng thành của chúng, và v.v…Vì vậy, ở đây điều chúng ta nói trong Cựu Ước là một văn hoá bộ tộc và còn man rợ. Chính từ nơi đó

Thiên Chúa gọi Ápraham. Hãy nhớ rằng, nếu bạn trở lại thưở ban đầu thời Ađam và Evà, Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự hoàn hảo. Không có tội lỗi, không có chiến tranh, và thậm chí cũng không có đau đớn cho đến khi Ađam và Evà chọn phạm tội, và đó là nơi sự hỗn loạn bắt đầu. Vì thế sự dữ hoàn toàn không đến từ Thiên Chúa, nó xuất phát từ con người, và sau đó tội lỗi sinh sôi, như chúng ta thấy vì tội nguyên tổ, nhưng Thiên Chúa vẫn tiếp tục đến và và gửi đến các tiên tri, chính Ngài, bạn biết đấy, Ápraham và sau đó là các tiên tri và vua Đavít, v.v… cho đến khi cuộc mạc khải viên mãn về sự sống và tình yêu của Ngài thể hiện trong và qua Chúa Giêsu.

Vì thế, điều chính yếu là, đó không phải là Thiên Chúa khác biệt.

Chúng ta đang nói về những con người xa xưa thuộc những bộ tộc mà Thiên Chúa đã phải đối xử rất khác so với việc Ngài đối xử với chúng ta trong sự mặc khải trọn vẹn.Đó là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai: chúng ta phải nhớ rằng trong Cựu Ước Thiên Chúa là Đấng nhân từ và xót thương và cũng là một Thiên Chúa công minh.

Tôi muốn nói rằng không thể nghi ngờ điều này, bạn đọc Thánh Vịnh 136,

“Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”, đúng vậy,

Vượt trên và vượt xa hơn nữa, lòng thương xót của Chúa, tình yêu của Chúa, cách Thiên Chúa yêu dân Ngài và Ngài chấp nhận họ kể cả khi họ từ chối Ngài, họ từ chối Ngài, ý tôi là bạn đọc Diễm Ca của Solomon, đọc Hô-sê, bạn biết đấy, sách Giê-rê-mi-a, là nơi Thiên Chúa nói về việc bị Israel mà Ngài hằng yêu thương chối bỏ, nhưng Ngài vẫn tiếp tục trở lại  với nhiều tiên tri hơn, và họ đã giết các tiên tri và Ngài lại gởi đến nhiều tiên tri hơn nữa. Ngài yêu thương họ. Thế nên bạn bước vào Tân Ước, và chắc chắn, vâng chúng ta đã có một Thiên Chúa của tình yêu, Đức Giêsu Kitô là tình yêu tỏ hiện, Nhưng bạn cũng thấy có Ananias và Sapphira [từ khước Ngài] trong sách Công vụ chương 5, những người mà, bạn biết đấy, người được cho nhiều, thì bị đòi nhiều, nhưng Thiên Chúa phán xét họ qua thánh Phêrô trong Công vụ chương 5; như chúng ta đã thấy tương tự với thầy phù thủy Simon ở Công vụ chương 8, các câu 14 đến 17. Đây rồi, bạn biết đó. Vì vậy, chúng ta có một vị Thiên Chúa trong cả hai giao ước; yếu tố thực sự khác nhau là con người.

Thiên Chúa đã ban cho ta nhiều ân sủng, chúng ta trưởng thành hơn trong Tân Ước — và hãy để tôi nhấn mạnh thêm một điểm nữa, đây sẽ là điểm thứ 3: rất nhiều người hiểu lầm điểm rất quan trọng này. Một cách cốt yếu, Thiên Chúa đối xử với dân của Ngài trong Tân Ước nghiêm khắc hơn nhiều so với trong Cựu Ước.

Trong Cựu Ước, vâng, bạn biết đấy đã từng xuất hiện bệnh dịch mà bạn từng đề cập,  và những cuộc phán xét ở đời này. Đã có án tử dành cho rất nhiều điều vốn đã không còn tồn tại nữa, đúng không? Nhưng có một ý nghĩa, bạn biết đấy, chúng ta nói ở Tân Ứớc, ví dụ, những người thậm chí bị Thiên Chúa lên án không nhất thiết phải xuống hoả ngục.

Một trong số đó đã được lên thiên đàng. Trong thực tế, chúng ta đọc về điều ấy trong thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô chương… ồ, không phải 1 Cô-rin-tô, mà là thư thứ nhất của thánh Phêrô 3:19-21, là đoạn Kinh Thánh cho biết khi Chúa Giêsu chết trên thập tự, làm thế nào Ngài đã đi xuống “âm phủ,” ngục tù, hay có thể nói là Lâm bô của tổ tông, để công bố chân lý cho những người – và một vài người trong số họ đã bất tuân từ thời của Mô-sê, và rồi đưa họ lên Thiên Đàng.

Vì thế, bạn biết không, rất nhiều lần chúng ta nhìn mọi sự theo “cách thức trần thế này” là nơi Thiên Chúa hướng về sự vĩnh cửu. Vì thế thật sự, trong Tân Ước, chúng ta bị phán xét nặng nề hơn nhiều so với trong Cựu Ước bởi vì nguyên tắc chúng ta đọc thấy ở Tin Mừng Luca 12:48:

“Những ai được cho nhiều thì bị đòi nhiều. Và đây là lý do tại sao, trong Cựu Ước nếu bạn không vâng lời Đại diện của Thiên Chúa, là tiên tri của Ngài bạn biết đấy bạn không nhất thiết phải xuống hoả ngục, mặc dù điều ấy vẫn có thể xảy ra, bạn biết đấy, Thiên Chúa rốt cuộc là một thẩm phán. Nhưng chúng ta biết rằng một trong số những người thậm chí đã bất tuân vẫn được lên thiên đàng; trong khi đó trong Tân Ước, chúng ta đọc thấy vài lời mạnh mẽ từ Chúa chúng ta, ví dụ, trong Matthêu 18:15-18, nếu người anh em của bạn xúc phạm đến bạn, hãy đi và sửa lỗi của anh ta khi chỉ có bạn và anh ta. Nếu anh ta nghe theo bạn đã thu phục được người anh em của mình. Nếu anh ta không nghe, hãy đem theo một hoặc hai người cùng đi với bạn. Nếu anh ta không lắng nghe họ, hãy nói cho Hội Thánh.

Và kẻ không nghe Hội Thánh thì trở thành người ngoại đạo, vì bất cứ điều gì bạn cầm buộc ở dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc như vậy, đúng không? Đó là chuyện tuyệt thông.

Nếu bạn không đồng thuận với Hội Thánh trong Tân Ước, bạn bị loại trừ, bị cắt khỏi các Bí Tích, và trên thực tế bạn đang ở trong sự nguy hiểm của lửa hoả ngục. Ý tôi là đã bao nhiêu lần Chúa Giêsu đã nói như thế? Trong bài giảng trên núi, đúng, trong Mat-thêu 5:22: nếu bạn ghét anh em mình trong lòng bạn đang ở trong mối nguy hiểm của lửa hoả ngục, đúng không?

Mat-thêu 5:28 và 29: Nếu bạn nhìn người phụ nữ mà ham muốn trong lòng bạn biết đấy, bạn đang ở trong mối nguy hiểm của lửa hoả ngục Chúa nói rằng tốt hơn hết là móc mắt, chặt tay, đúng, bạn biết đấy. Vì tốt hơn là cụt một tay mà lên thiên đàng —tất nhiên bạn sẽ có lại nó trong sự phục sinh thân xác — còn hơn có cánh tay khoẻ mạnh hay con mắt khoẻ mạnh mà bị sa hoả ngục.

Vì thế Chúa Giêsu dường như làm gia tăng nguy cơ, hãy nói theo cách này, lửa hoả ngục là một khả thể có thực. Không chỉ là cuộc phán xét ở đời này là điều thực sự được nhấn mạnh trong Cựu Ước. Vì vậy tôi nghĩ rằng với 3 điểm này tôi sẽ thử thách bạn phải cố gắng suy nghĩ về những điều ấy với đôi chút khác biệt.

Tôi có thể đọc về những điều trên bằng cách nào? Anh có thể cho tôi một số nguồn tham khảo để tôi có thể xem qua?

Chắc chắn rồi, vâng, chắc chắn. Chúng ta có một cuốn sách rất tuyệt, là cuốn sách mà một trong các nhà hộ giáo của chúng ta gọi nó là “Những Lời Khó Nghe” và có một phần trong cuốn sách ấy đã giải thích xác đáng câu hỏi này, nhưng tác giả giải quyết trọn vẹn hơn thế này nhiều.

Nhà hộ giáo của chúng ta ở đây là Trent Horn.

Tôi đã xem xét cuốn sách đó, có nghĩa là tôi đã kiểm tra nó có mắc lỗi và gặp vấn đề gì không, và tôi có thể nói với bạn rằng cuốn sách đó kiệt xuất.Tác giả đã giải quyết vấn đề này và toàn bộ vấn đề đầy đủ hơn nhiều.

Cảm ơn anh rất nhiều về điều này.

Chuyển ngữ: Anh Trâm
Hiệu đính: Minh Vương
Phụ đề: Thiên Kính, S.J.

Kiểm tra tương tự

Cuộc phỏng vấn về Sứ mạng Truyền giáo

Trong bối cảnh của Năm Sứ Vụ – “Cùng Nhau Loan Báo Tin Mừng”, chúng …

Thánh lễ khấn lần đầu của thầy Gioan Vũ Đức Ba

Hôm nay ngày 18 tháng 01 năm 2025, cùng với Giáo Hội hoàn vũ, Dòng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *