Tiếp kiến chung ĐTC: Hãy củng cố mối liên kết giữa gia đình và cộng đồng Kitô giáo

dung chien tranhVATICAN. Sau đây là nội dung chính bài chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung diễn ra vào sáng thứ tư, ngày 09.09.2015, tại quảng trường Thánh Phêrô.

“Hôm nay, cha muốn tập trung vào mối liên hệ giữa gia đình và cộng đồng Kitô giáo. Một mối liên hệ, có thể nói, “tự nhiên”, bởi vì Giáo Hội là một gia đình thiêng liêng và mỗi gia đình là một Giáo hội thu nhỏ.

Cộng đoàn Kitô giáo là một mái ấm của tất cả những ai tin vào Đức Giêsu như thể là suối nguồn huynh đệ giữa tất cả con người. Giáo Hội lữ hành giữa các dân tộc, trong lịch sử của con người, của những người cha và người mẹ, của con gái và con trai: đây là lịch sử đã được kiến tạo nên bởi Thiên Chúa. Những biến cố quan trọng của các quyền lực thế tục được viết lại trong các sạch lịch sử, và chúng nằm yên ở đấy. Nhưng lịch sử của những tình cảm của con người được ghi khắc trực tiếp vào trái tim của Thiên Chúa; và là một lịch sử duy trì đến vĩnh cửu. Và điều này có chỗ trong cuộc sống và trong niềm tin của con người. Gia đình là nơi chốn khởi sự lịch sử này của mỗi người chúng ta và điều này không thể thay thế, không thể xóa bỏ được.

Con Thiên Chúa đã học biết lịch sử nhân loại bằng cách này, và Ngài đã sống nó đến cùng (Dt 2, 18; 5,8). Thật là đẹp để trở về với việc chiêm ngắm Đức Giêsu và những dấu chỉ của mối liên hệ này! Ngài đã được sinh ra trong một gia đình và Ngài “đã học biết thế giới” tại đấy: một xưởng mộc, bốn căn nhà, môt ngôi làng chẳng có gì. Thêm vào đó, sống ba mươi năm kinh nghiệm này, Đức Giêsu đã đồng hóa mình với điều kiện của nhân loại, tiếp thu nó trong sự thông hiệp với Thiên Chúa Cha và trong cùng một sứ mạng tông đồ. Và, khi Ngài rời bỏ Na-da-rét và bắt đầu khởi sự đời sống công khai, Đức Giêsu thiết lập chung quanh mình một cộng đoàn, một “đại hội”, nghĩa là một sự triệu tập con người. Đây là ý nghĩa của từ “giáo hội”.

Trong các Tin Mừng, cộng đoàn của Đức Giêsu mang dạng thức của một gia đình hiếu khách, không phải như một giáo phái độc quyền: chúng ta không chỉ tìm thấy nơi đó Phê-rô và Gio-an, mà có cả những người đói và người khát, khách ngoại kiều và người bị áp bức, người đàn bà tội lỗi và người thu thuế, những người Pha-ri-sêu và cả những đám đông. Và Đức Giêsu không ngừng tiếp nhận và ngỏ lời với tất cả, thậm chí kể cả với những người không còn khao khát để gặp gỡ Thiên Chúa trong cuộc sống của họ. Đó là một bài học sâu sắc dành cho Giáo Hội! Chính những môn đệ được chọn để chăm sóc cộng đoàn này, đến gia đình của những khách mời của Thiên Chúa.

Để cho thực tại của cộng đoàn này sống động ngày nay, rất cần thiết để làm phấn chấn giao ước giữa gia đình và cộng đoàn  Kitô hữu. Chúng ta có thể nói rằng gia đình và giáo xứ là hai nơi chốn ở đó người ta thực thi sự thông hiệp của tình yêu vốn được tìm thấy nơi cội nguồn vĩnh cữu nơi chính Thiên Chúa. Một Giáo Hội thực sự theo Tin Mừng không có dáng vẻ nào tốt hơn là một mái ấm biết đón nhận. Và điều này xảy ra khi có những gia đình vốn trao ban một cách vui vẻ, chính bản thân mình, như “hình thức gia đình” của Giáo Hội.

Hôm nay, đây là một khế ước mấu chốt. “Chống lại “những trọng tâm quyền lực” mang tính ý thức hệ, tài chính và chính trị, chúng ta đặt hy vọng vào những trọng tâm của tình yêu, truyền giảng Tin Mừng, đầy tràn nhiệt huyết của con người, dựa trên nền tảng của sự đoàn kết và sự thông dự” (Hội Đồng Toà Thánh về Gia Đình, Các giáo huấn của Đức J. M. Bergoglio – Papa Francesco sulla famiglia e sulla vita 1999-2014, LEV 2014, 189). Củng cố mối dây giữa gia đình và cộng đoàn Ki tô hữu ngày nay thật cần thiết và cấp thiết. Chắc chắn, cần một niềm tin quảng đại để tái khám phá sự sáng suốt và can đảm để canh tân giao ước này. Các gia đình nhiều lần đã thụt lùi về phía sau, khi nói rằng không đủ khả năng: “Cha ơi, gia đình chúng ta nghèo quá và còn bất ổn nữa”, “chúng ta không đủ khả năng”, “chúng ta đã có quá nhiều vấn đề trong nhà”, “chúng ta không có đủ sức mạnh”. Điều này cũng đúng. Nhưng chẳng có ai là xứng đáng, chẳng ai có đủ khả năng, chẳng ai có đủ sức mạnh cả. Không có ơn sủng của Thiên Chúa, chúng ta sẽ chẳng làm được gì. Và Thiên Chúa không bao giờ đến trong một gia đình mới nào mà lại không làm một vài phép lạ. Chúng ta hãy ghi nhớ những gì đã xảy ra nơi tiệc cưới Cana! Vâng, nếu chúng ta phó thác trong tay của Thiên Chúa, Ngài sẽ thực hiện những phép lạ cho ta.

Một cách tự nhiên, cả cộng đồng Ki tô giáo cũng phải đóng góp phần mình. Chẳng hạn như, nỗ lực để vượt qua những lập trường mang tính quá điều khiển và quá dễ dãi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại liên vị và sự hiểu biết cũng như sự quý mến lẫn nhau. Các gia đình thực hành những sáng kiến và đảm nhận trách nhiệm của việc đóng góp những quà tặng quý giá của họ cho cộng đoàn. Tất cả phải nhận thức rõ rằng niềm tin Kitô giáo được thi thố trên đấu trường rộng mở của cuộc sống được sẻ chia với tất cả, gia đình và giáo xứ phải thực hiện phép lạ của một cuộc sống mang chiều kích cộng đoàn nhiều hơn nữa cho toàn thể xã hôi.

Ở Cana, có Mẹ của Đức Giêsu, mẹ “chỉ bảo đàng lành”. Chúng ta lắng nghe những lời của mẹ : “Người nói gì các ngươi cứ làm theo” (Ga 2,5). Các gia đình yêu mến, các cộng đoàn giáo xứ thân thương, hãy để Mẹ truyền cảm hứng cho chúng ta và chúng ta sẽ thấy trước mặt mình phép lạ!”

Chuyển dịch từ Ý ngữ: Jos. Nguyễn Huy Mai

 

 

 

Kiểm tra tương tự

Thánh lễ trao Tác vụ Đọc Sách, Giúp Lễ và nhắc lại Lời Khấn

Ngày 31.12.2023, ngay sau khi kết thúc kỳ tĩnh tâm Triduum, tại nhà nguyện Học …

Có những người bạn trong Chúa thắm tình như thế! 

  Cùng hòa chung niềm hân hoan với mọi tâm hồn chuẩn bị đón chào …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *