Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (chương 7): Hoạch Định (tiếp theo 2)

Related image

Khi bạn nhận một trách nhiệm thì một trong những điều trước tiên bạn nên làm là dành thời gian khám phá sứ mệnh mới của bạn là gì. Theo đề nghị của tôi thì sứ mệnh đó thường được chia làm hai mục tiêu riêng biệt nhưng có liên hệ với nhau. Một là thực hiện công việc để công cuộc của Đức Kitô được triển nở. Hai là nhận ra từng thành viên trong nhóm của bạn có đời sống kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa và trở thành những chi thể hữu hiệu của thân thể Đức Kitô.

Trước hết hãy chia sẻ làm thế nào để mục tiêu làm cho công cuộc của Đức Kitô được triển nở ngang qua công việc của bạn. Việc này có thể được nhìn nhận qua việc thiết lập mục tiêu loan báo Tin Mừng tại địa phương giáo xứ của bạn, đưa Lời Chúa đến với từng ngôi nhà trong thành phố, v.v. Sau đó bạn phải chia mục tiêu đó nhỏ ra thành những công việc có thể thực hiện được và tìm người có khả năng để trao việc. Trao thẩm quyền để họ làm việc và thỉnh thoảng kiểm ta để yên tâm là họ vẫn đang tập trung công việc đó.

Trong công việc của mình chúng tôi sử dụng một bảng kế hoạch bốn bước được gọi là POLE (Plan (Hoạch Định), Organize (Tổ Chức), Lead (Dẫn Dắt) and Evaluate (Lượng Giá). Tất cả những yếu tố này nghe có vẻ khô khan và thuần tuý kỹ thuật trừ phi bạn nghĩ về chúng trong bối cảnh bình thường. Chẳng hạn như bạn và nhóm của bạn quyết định dành sáng thứ bảy để dọn vệ sinh chung quanh nhà thờ. Đó là mục tiêu của bạn. Đó là một ngày đẹp trời vào đầu mùa xuân chứ nếu là sau một đông băng giá thì công việc còn nhiều hơn.

Bạn quyết định gặp nhau lúc 9h sáng và làm việc cho đến trưa. Bạn yêu cầu các thành viên đem theo cái cào, xô, giẻ lau, cọ sơn, chổi, bất cứ vật dụng gì cần cho việc dọn vệ sinh.

Nhóm bạn tập trung, có phút cầu nguyện và cam kết thực hiện công việc dâng cho Chúa. Rồi bạn chia nhỏ công việc thành những việc nhỏ. Joe cùng với vài người phụ trách bãi cỏ. Peter và Hank bắt đầu rửa cửa sổ. Bạn và bốn người nữa lo tầng hầm, dọn vệ sinh và dùng sơn dặm vá chỗ này chỗ kia.

Một giờ sau Joe đến và thông báo là bãi cỏ đã xong, họ đã cào cỏ, cắt tỉa các bụi cây v.v và hỏi ý kiến xem họ có nên xuống khu nhà trẻ để trồng hoa không. Bạn phải bước ra và xem công việc thế nào. Và bạn thấy ngay là nếu nhóm của Joe bắt đầu công việc thêm đó thì họ sẽ không hoàn tất công việc chính, là dọn vệ sinh, vào giờ trưa. Vì thế bạn đề nghị nhóm đó hãy tập trung công việc được phân công ban đầu, và nếu họ hoàn thành sớm thì có thể đảm nhận thêm việc trồng hoa. Joe đồng ý với lời đề nghị đó và qua trở lại việc dọn vệ sinh.

Giờ đây, có một số phương cách khác để bạn có thể làm việc với Joe. Một là nhận ra bạn ấy đang bị chệch hướng và nhắc bạn ấy tuân thủ và thực hiện theo những gì thống nhất ban đầu. Cách này sẽ giúp bạn đạt được hai điều: Thứ nhất, có thể bạn khiến cho nhiệt huyết của Joe trong công việc trở nên nguội lạnh. Thứ hai, có thể bạn đã dập tắc những ý tưởng từ Joe cho công việc tương lai. Sau này, khi bạn cố gắng nghĩ ra cách tốt nhất để loan báo Tin Mừng trong chòm xóm thì Joe sẽ ngại chia sẻ ý tưởng vì sợ bị bẽ mặt.

Khoảng 11h trưa bạn đi lòng vòng kiểm tra xem công việc được thực hiện ra sao. Bạn thấy rõ Peter và Hank chưa rửa xong các cửa sổ trong khi nhóm của bạn có thể hoàn thành công việc trước thời gian quy định. Vì thế bạn điều hai người trong nhóm của bạn sang phụ rửa cửa sổ. Đến giờ trưa toàn nhóm tập hợp lại và chiêm ngắm công việc đã hoàn tất. Sứ vụ được hoàn thành. Các dụng cụ được gom lại và rửa sạch. Tất cả dâng lời cầu nguyện tạ ơn Chúa đã ban cho nhóm một buổi sáng tốt lành, sau đó lên xe về nhà.

Khuôn mẫu hoạch định này phù hợp cho tất cả mọi công việc. Bạn phải suy nghĩ thấu đáo và xây dựng một kế hoạch. Và rồi bạn tổ chức công việc để mọi thành viên trong nhóm đều biết công việc của mình và biết họ báo cáo cho ai. Và nhà lãnh đạo cần phải dẫn dắt. Nhà lãnh đạo phải làm gương mẫu. Họ phải xắn tay áo lên và hành động. Lượng giá định kỳ có thể giúp điều chỉnh trong quá trình triển khai công việc. Khi dự án kết thúc thì thật cần thiết ngồi lại lương giá toàn bộ dự án để nhìn nhận những gì có thể cải tiến. Việc lượng giá như vậy sẽ giúp việc hoạch định tốt hơn trong tương lai.

Bây giờ hãy chọn hai điều và xem xét chúng thấu đáo hơn: Chọn người chủ chốt và sự dấn thân của cá nhân bạn với tư cách là nhà lãnh đạo.

Trước hết, sự chọn lựa. Thợ sơn giỏi nhất chưa hẳn là đội trưởng đội sơn giỏi nhất. Người phụ trách dự án cũng cần phải biết sơn, nhưng ngoài ra anh ta phải là mẫu người truyền cảm hứng cho người khác làm việc tốt nhất và giữ cho tinh thần đồng đội luôn ở mức cao.

Trước khi chọn mười hai tông đồ của mình thì Chúa Giê-su cầu nguyện suốt đêm. “Trong những ngày ấy, Ðức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Ðến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Ðồ” (Lc 6:12-13). Thánh Phaolô tông đồ nói với Ti-Mô-Thê “Những gì anh đã nghe tôi nói trước mặt nhiều nhân chứng, thì hãy trao lại cho những người tin cẩn, những người có khả năng dạy cho người khác.” (2 Tm 2:2). Ngài tìm kiếm những người tin cẩn và có khả năng dạy người khác.

Một điều tôi tìm kiếm là khi một ai đó bắt đầu gọi hoạt động của nhóm là “công việc của chúng ta”, thì rõ ràng người đó tham dự vào công việc. Khi một người mới tham gia vào một nhóm thì anh hay chị ấy phần nào đó như là một khán giả – quan sát những gì đang diễn ra. Sau một thì gian anh hay chị ấy có thể bắt đầu tham dự vào công việc nhiều hơn. Mục tiêu của bạn là dẫn dắt người đó từ một vị thế khán giả thành người tham dự và thành người đóng góp. Bạn sẽ tìm kiếm những người chủ chốt để phụ trách các dự án từ nhóm những người đóng góp.

Hãy cẩn thận chọn người trước khi giao cho họ một nhiệm vụ. Tôi đã học bài học đắc giá về điều này. Thường thì đặt một ai đó vào vị trí lãnh đạo thì dễ dàng hơn việc đưa họ ra khỏi vị trí đó. Thánh Phaolô đã nói “Anh đừng vội đặt tay trên ai” (1 Tm 5:22). Điều này ý nói đến việc phong chức cho các nhà lãnh đạo, và đây là một lời khuyên hay. Phần sau chúng ta sẽ trao đổi vài phẩm chất cần lưu ý khi tìm kiếm người chủ chốt để giúp triển khai công việc trong nhóm.

Bây giờ, hãy nói về sự dấn thân của cá nhân bạn trong công việc bạn đang lãnh đạo. Bạn có nên xắn tay áo lên và bắt đầu làm việc với toàn nhom? Tất nhiên là nên rồi! Việc làm gương luôn có một tác động mà không bao giờ bị cho là thái quá. Thánh Phêrô đã nói với những nhà lãnh đạo Hội Thánh sơ khai “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Ðừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 Pr 5:2-3). Chúng ta cũng phải “nêu gương” chứ không “lấy quyền mà thống trị.” Các Kitô hữu đã có Chúa ngự trị trong họ rồi.

Hãy dấn thân thực hiện công việc mà bạn mong muốn dẫn dắt những người khác làm. Một lần kia tôi nhận lời dạy một lớp ở trường nhà thờ trong kỳ hè. Một trong những mục tiêu của tôi là tăng sỉ số của lớp học. Tại thời điểm hiện tại có khoảng hai mươi bạn trẻ ở tuổi trung học tham dự đều đặn.

Trong hai, ba Chúa Nhật đầu tiên tôi khuyến khích các học viên mời bạn bè đến lớp trong tuần sau. Nhưng chẳng bạn nào thực hiện cả.  Thế là tôi bắt đầu cầu nguyện. Trong một lần cầu nguyện Thiên Chúa mạc khải cho tôi lý do vì sao chẳng học viên nào mời bạn đến lớp: Vì bản thân tôi đã không thực hiện điều đó.

Tôi bắt đầu nghĩ cách để mời một số bạn trẻ tuổi trung học đến lớp. Một Chúa Nhật nọ tôi đế ý thấy một nhóm phục vụ trẻ tuổi đang đi trong công viên gần nhà thờ, Thiên Chúa cho tôi một ý tưởng.

Chúa Nhật tuần sau vợ tôi, tôi và hai con đi dự lễ sớm hơn nữa tiếng. Chúng tôi đi dạo trong công viên và mời một vài bạn phục vụ trẻ tuổi đến lớp học với chúng tôi. Một người chồng, một người vợ và hai đứa con thì trông có vẻ không có gì nguy hại cả. Vì vậy một vài bạn theo chúng tôi đến lớp. Họ không cần phải làm gì cả. Khi đến lúc cần phải giới thiệu khách mời thì tôi giới thiệu ba hay bốn người đã đến cùng với chúng tôi.

Một vài tuần trôi qua, và rồi một bạn trong lớp đến và hỏi tôi đã tìm đâu ra những khách mời đó. Tôi kể cho bạn ấy nghe hoạt động trước giờ lớp mỗi Chúa Nhật của tôi. Bạn ấy thích thú và xin tham gia hoạt động đó. Chúng tôi gặp nhau Chúa Nhật tuần sau đó, chia ra đi những nơi khác nhau trong công viên và mời được khá nhiều khách. Vài bạn khác trong lớp biết được ý tưởng đó và bắt đầu làm tương tự.

Cuối mùa hè đó, lớp chúng tôi đạt trung bình 180 bạn tham dự mỗi tuần. Tôi học được bài học đơn giản này. Công việc của tôi là dạy học và lãnh đạo các học viên. Việc đó được tóm lược trong Cn 4:11: “Thầy dạy cho con biết lối khôn ngoan, dẫn con đi trên đường ngay nẻo chính.”

Ngoài việc nhìn thấy sứ vụ được hoàn thành thông qua công việc của nhóm, thì mỗi thành viên cũng cần phải có một công việc sâu xa được thực hiện trong đời mình. Bài kiểm chứng thực tế cho tài lãnh đạo của bạn là khi bạn lãnh đạo bạn có phát triển thêm những nhà lãnh đạo khác nữa không. Một trong những mục tiêu tối cao của bạn là việc phát triển tố chất giống như Đức Kitô trong con người của những ai làm việc dưới sự lãnh đạo của bạn. Bởi vì tầm quan trọng của điều này, nên chúng ta sẽ chia sẻ rõ thêm trong chương 11.

Trên đây là vài gợi ý – đã được rút ra từ những bài học xương máu – trong việc bạn khởi đầu công việc thế nào và thực hiện nó ra sao. Tôi tin rằng những gợi ý này sẽ đem lại những gì giá trị cho bạn trong quá trình thăng tiến trong vai trò lãnh đạo thật sự.

 

Kiểm tra tương tự

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các …

Khóa học: “Tìm hiểu tông huấn niềm vui tình yêu ”

Bạn thân mến! Ai trong chúng ta đều xuất thân từ một gia đình. Dù …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *