Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (Chương 9): GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN


Bầu trời thì không phải lúc nào cũng trong xanh. Bão tố và ánh sao luôn là một phần của cuộc sống. Thực tế này cũng dễ khiến cho các nhà lãnh đạo lâm vào thế khó. Họ phục vụ Thiên Chúa, thi hành thánh ý của Chúa với trọn tấm lòng, thế nhưng họ lại nhận ra mình đang phải đối diện với những khó khăn, tiến thoái lưỡng nan và những vấn đề.
Những khó khăn đối với các nhà lãnh đạo thường ở hai dạng: vấn đề với tập thể và vấn đề trong đời sống cá nhân của họ.
Trường Hợp Điển Hình Của Mô-Sê
Trong Kinh Thánh có rất nhiều ví dụ về những con người của Thiên Chúa gặp phải khó khăn khi họ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Mô-sê là một trong số đó. Ông ấy gặp phải một khó khăn trong đời vì ông ấy cố gắng tự mình xoay sở mọi việc. Nhiều người cũng bị như vậy. Triết lý của những người bị như vậy là: “Nếu bạn muốn công việc được thực hiện đúng thì chính bạn phải thực hiện nó.”
Một đặc tính rất đáng ngưỡng mộ nơi Mô-sê trong hoàn cảnh của ông là cá nhân ông tương tác với mọi người. Ông không phải là người chỉ giám sát mà không trực tiếp thực hiện công việc. Nhưng điểm mạnh của ông lại trở thành điểm yếu. “Hôm sau, ông Mô-sê ngồi xử kiện cho dân. Dân đứng bên ông Mô-sê từ sáng đến chiều” (Xh 18:13). Ông dành cả ngày cho nhóm dân mà mới trước đó còn tìm cách ném đá ông đến chết. Để phục vụ và giúp đỡ những ai tán dương những gì mình đang làm thì khá dễ, nhưng Mô-sê dành thời gian và công sức của mình cho đám đông dân bội ơn, những người căm ghét ông, không tán dương ông, thiếu suy nghĩ và từng cố lấy mất mạng sống của ông. Mô-sê là tôi tớ của Chúa và thể hiện tinh thần của Chúa trước mặt họ.
Một ngày kia bố vợ của Mô-sê nhận thấy việc ông đang làm và hỏi ông “Nhạc phụ của ông Mô-sê thấy tất cả những gì ông đã làm cho dân thì nói: ‘Anh đang làm gì cho dân vậy? Tại sao chỉ có một mình anh ngồi xử, trong khi cả dân đứng chầu chực anh từ sáng đến chiều? ‘” (Xh: 18:14)
Mô-sê trả lời “Ấy là vì dân đến với con để thỉnh ý Thiên Chúa. Khi họ có việc gì, họ đến với con; con phân xử cho đôi bên và cho biết những thánh chỉ và lề luật của Thiên Chúa.” (Xh 14:15-16)
Khi Gít-rô nghe giải thích như vậy thì ông cho Mô-sê một vài lời khuyên:
“Nhạc phụ ông Mô-sê nói với ông: ‘Anh làm như thế không tốt đâu! Chắc chắn anh sẽ kiệt sức, và cả dân đang ở đây với anh cũng vậy; vì công việc quá nặng đối với anh, anh không thể làm nổi một mình. Bây giờ anh hãy nghe lời tôi khuyên; cầu chúc Thiên Chúa ở với anh! Còn anh, anh hãy đứng ra thay mặt dân trước nhan Thiên Chúa: chính anh sẽ trình các việc lên Thiên Chúa, sẽ dạy cho họ các thánh chỉ, các lề luật, và cho họ biết đường lối phải đi và cách phải xử sự. Rồi anh hãy xem trong toàn dân những ai là người có tài, biết kính sợ Thiên Chúa, đáng tin cậy, không ham của bất chính, thì đặt họ làm người chỉ huy: điều khiển một ngàn hay một trăm, năm mươi hay mười người. Họ sẽ thường trực xử kiện cho dân; việc nào lớn thì họ trình lên anh, còn việc nào nhỏ thì chính họ xử lấy: hãy làm như vậy để nhẹ gánh cho anh. Họ phải gánh việc đỡ anh. Nếu anh làm điều đó, thì Thiên Chúa sẽ chỉ bảo cho anh, anh sẽ có thể đứng vững, và hơn nữa cả đám dân này có thể về nhà bình an.’” (Xh 14:17-23)
Một trong những điều tuyệt vời trong trình thuật này là Mô-sê rất nhạy bén trong việc đón nhận lời khuyên đó. Niềm kiêu hãnh có thể khiến ông khó đón nhận lời khuyên đó. Ông có thể nói, “Bố nghĩ bố là ai mà bảo con cần phải làm gì? Bố không biết con là ai sao? Con là Mô-sê, người đối thoại trực tiếp với Thiên Chúa. Nếu con cần lời khuyên thì con lên thẳng đấng tối cao – chính là Thiên Chúa. Con không cần một trong những người bố vợ của con đến và khuyên con cần phải làm gì!”. Nhưng Mô-sê không nói như vậy, “Ông Mô-sê nghe lời nhạc phụ và đã làm tất cả những điều ông ấy nói” (Xh 14 :24).
Bây giờ hãy xem xét kỹ lời khuyên mà đã giúp Mô-sê vượt qua những khó khăn. Bốn điểm nổi bật:
Ưu tiên số một của Mô-sê với tư cách nhà lãnh đạo là cầu nguyện cho những người mình phụ trách. “Anh hãy đứng ra thay mặt dân trước nhan Thiên Chúa: chính anh sẽ trình các việc lên Thiên Chúa.” Vì thế, là một nhà lãnh đạo, bạn phải xem đây cũng là việc hệ trọng số một của bạn. Nếu bạn là giáo lý viên thì hãy cầu nguyện cho từng học viên trong lớp với chính tên của họ. Nếu bạn là một thành viên trong ban hành giáo của giáo xứ thì hãy cầu nguyện cho những người làm việc chung với bạn. Nếu bạn là linh mục, tu sĩ thì hãy cầu nguyện cho những ai bạn đang phục vụ. “Anh Êpápra, người đồng hương với anh em và là tôi tớ của Ðức Kitô Giêsu, gửi lời chào anh em; anh không ngừng chiến đấu cho anh em bằng lời cầu nguyện, để một khi đã trưởng thành và hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi sự, anh em được đứng vững.” (Cl 4:12). Cầu nguyện cho người khác rất hữu ích trong việc giải quyết vấn đề hay ngăn ngừa vấn đề xảy ra.

Mô-sê dạy Lời Chúa. “Dạy cho họ các thánh chỉ, các lề luật.” Nhà lãnh đạo cần phải giúp người khác học biết điều Kinh Thánh chỉ dạy và giúp họ ứng dụng sự thật đó vào trong hoàn cảnh cuộc sống hàng ngày, dù là công khai hay riêng tư, với toàn thể cộng đoàn hay với từng cá nhân. Người ta không thể thể hiện sự thật khi họ không biết đến sự thật. Chúa Giê-su đã cầu nguyện: “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ.Lời Cha là sự thật” (Ga 17:17).

Mô-sê là gương mẫu sống động cho dân của mình. “cho họ biết đường lối phải đi và cách phải xử sự.” Dawson Trotman, nhà sáng lập The Navigator, từng nói với chúng tôi, “Kể lể không phải là dạy, lắng nghe không phải là học.” Nhà lãnh đạo cần phải nêu gương trong việc cùng đi với Chúa và lao tác công việc cho Chúa. Tha nhân cần được trợ giúp trong việc học cách sống vì Đức Kitô và cách phục vụ Ngài. Và người ta không học những điều đó thông qua những bài giảng, những bài chia sẻ. Họ cần được nhìn thấy. Cũng giống như thợ may áo đầm, họ cần mẫu để may theo và mẫu đẹp nhất là mẫu gương mà nhà lãnh đạo thể hiện.

Mô-sê uỷ thác bổn phận của mình. Cuối cùng thì Gít-rô cũng nói đến vấn đề chính. Ông ấy khuyên Mô-sê nên chia sẻ bớt công việc cho những người khác. “Họ sẽ thường trực xử kiện cho dân; việc nào lớn thì họ trình lên anh, còn việc nào nhỏ thì chính họ xử lấy: hãy làm như vậy để nhẹ gánh cho anh. Họ phải gánh việc đỡ anh.” (Xh: 18:22). Mô-sê cần phải chấm dứt việc cố gắng tự làm mọi việc. Ông ấy phải chia sẻ bớt công việc. Nhưng Mô-sê cần phải cẩn thận trong việc chọn những cộng sự. Họ phải có đời sống thiêng liêng sâu xa, kết hợp mất thiết với Thiên Chúa, với tha nhân và với thế giới xung quanh – “người có tài, biết kính sợ Thiên Chúa, đáng tin cậy, không ham của bất chính.”

Có được người phù hợp cho công việc là một hồng ân; có được người không phù hợp có thể là một tổn thất. Nên nhớ là việc mời một người cộng tác thì dễ hơn việc chấm dứt cộng tác với họ. Cẩn thận trong chọn lựa cộng sự là một tố chất quan trọng của nhà lãnh đạo tài ba. Trong lời khuyên của Gít-rô dành cho Mô-sê, ông dạy cho Mô-sê vài điều về thứ tự ưu tiên cá nhân, nền tảng về công việc và nghệ thuật uỷ thác. Bất cứ công việc gì, cho dù to lớn hay phức tạp đến đâu, đều có thể chia ra thành những việc nhỏ có thể thực hiện, đo lường được nếu chúng ta có được đúng người phụ trách.

Kiểm tra tương tự

Khi chồng tôi bạo hành, một linh mục bảo tôi hãy chờ đợi và cầu nguyện. Điều đó không bao giờ là đủ

“Con hãy làm những gì Chúa truyền dạy. Con phải kiên nhẫn và cầu nguyện.” …

Đời tu qua đôi mắt người tu sĩ

Thật thú vị khi trong lòng Giáo hội có hàng trăm dòng tu khác nhau, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *