Xét mình với luân lý Tân Ước

VẤN TÂM CHUNG CHO TIẾN (đức)+ và THÀNH (hoàn thiện)

(tập trung vào Chúa hơn là vào bản thân)

Trước hết, họ nên xét xem biết bao ân huệ (cùng với tình thương yêu được biểu lộ trong đó) họ nhận được mỗi lúc từ Chúa, nhờ đó họ có thể tan ra trong nước mắt của tri ân.

Tiếp đến, họ hãy suy xét xem Chúa Giêsu đã sống thế nào, để cố sống nghèo, khổ và chịu khinh rẻ như Chúa.

Cuối cùng, họ hãy năng đi vào những uẩn khúc của nội tâm, tìm ra những thúc động (motion) ở đó, hầu phân định (discernere) đâu là ý Chúa để tuân tùng.

Thậr ra, với kẻ đã quen suy niệm và sống lý tưởng Phúc âm, họ sẵn có “sự xức dầu từ Chúa Thánh Thần” (1Yo.2.20), nghĩa là một “sống nghiệm huyền bí đức tin” do Tín-Vọng-Ái từ bề sâu đã sáng dần ra ở ý thức, nhờ đó một “nhạy cảm đức tin” sẽ giúp họ dễ nhận ra cái gì là hợp Tin mừng, cũng là hợp ý Chúa trong mỗi hoàn cảnh [5].

Có điều, trong những trường hợp đặc biệt và phức tạp, sự “xức dầu” bình thường ấy không mạnh đủ, nên đương sự phải đi vào cầu nguyện lâu giờ, lâu ngày, hầu có thể nhận được những thúc động mạnh hơn, những soi sáng rõ hơn, để rồi qua đánh giá vượng cảm (consolation) và suy cảm (désolation) họ tìm ra ý Chúa[6].


[1] Ấn giáo và Phật giáo quen nhấn vào Giới : Ngũ giới, Thập giới, Đại giới. Càng lên cao càng phải giữ nhiều cấm kỵ.

[2] Xx. Hoành sơn, Tìn lý tinh yếu, nxb Thành phố HCM, 1996, tr.648-651.

[3] Xx. Bulletin de théologie morale, trong Recherches de Science Religieuse, số 98/3 (2010), tr.392-395.

[4] (Thanh) Luyện đạo, Minh đạo, Hiệp đạo là cách phân chia theo Giả-Denys  Areopagos, tương ứng với của thánh Augustinus : (Đức Ái) Khởi (incipiens), Tiến (proficiens), Thành (perfectus)..

[5] Xx. Hoành sơn, Thần học thiêng liêng, nxb  Thành phố HCM, 1995,1996,1997, tr.746-747.

[6] Xx thêm Thần học thiêng liêng về Phân định thần căn, tr.398 vt.

Kiểm tra tương tự

Hiện tượng luận về việc chọn lựa: Gieo hành động – gặt nhân cách

Tính nghịch lý của sự phức tạp Mặc dù chúng ta ngày càng có nhiều …

Sống mùa Vọng cùng “cậu bé trong Tám Mối Phúc”

Sách đề cập trong bài: Một phần tiểu sử và lòng mộ đạo giúp ta …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *