Giáo Hội ngày nay hiểu rõ vấn đề hơn bao giờ hết, để việc giảng truyền Tin Mừng không còn dựa vào những phương cách vận động nơi công chúng, cũng hẳn là không còn dùng bạo lực để ép buộc, hay dùng các lý tưởng để mà quyến rũ. Mà thật hơn, Tin Mừng hôm nay đã được loan truyền bằng những gương mẫu thấp bé, mà mỗi người trong chúng ta đem về nhà, vào gia đình, đến sở làm, nhờ ở việc Lời Chúa đang nhập thể trong từng cá nhân.
Fr. Peter-Hans Kolvenbach, S.J.
I. Thánh I-Nhã và sự khó nghèo.
Những ai đã quen thuộc với “Linh Thao” đều biết rằng cuộc đời thánh I-Nhã gắn liền với khó nghèo. Dù rằng việc gợi lên vấn đề tế nhị này thật khó cho Ngài, nhưng chúng ta có thể tìm thấy những danh từ “người nghèo” đến khoảng 20 lần trong bản văn. Đặc biệt trong các bài suy niệm chính như: Nguyên Lý Nền Tảng, Nước Thiên Chúa, Hai Cờ Hiệu, và Ba Trình Độ Khiêm Nhường. Trong đó, phần cầu nguyện luôn dẫn chúng ta bước theo Chúa Kitô “nghèo”. Trước tiên, thánh I-Nhã giúp chúng ta khám phá ra rằng: con người được kêu gọi để Tôn Vinh Thiên Chúa, dù là giàu có hay nghèo nàn. Thứ đến, cách chọn lựa riêng của Chúa Kitô là giảng truyền sự sung mãn của Thiên Chúa trong sự khó nghèo, thì qua những phương tiện đơn sơ và mộc mạc, chúng ta được kêu gọi bước theo Ngài, là sẵn sàng tham dự vào sự chọn lựa đó, sự chọn lựa sống khó nghèo.
Giáo Hội ngày nay hiểu rõ vấn đề hơn bao giờ hết, để việc giảng truyền Tin Mừng không còn dựa vào những phương cách vận động nơi công chúng, cũng hẳn là không còn dùng bạo lực để ép buộc, hay dùng các lý tưởng để mà quyến rũ. Mà thật hơn, Tin Mừng hôm nay đã được loan truyền bằng những gương mẫu thấp bé, mà mỗi người trong chúng ta đem về nhà, vào gia đình, đến sở làm, nhờ ở việc Lời Chúa đang nhập thể trong từng cá nhân. Cách giảng truyền nghèo nàn này thể hiện đầy tràn nơi phép Thánh Thể. Chúng ta có thể và phải cử hành Bữa Tiệc Sau Cùng của Chúa trong những nhà thờ đồ sộ, cùng với đàn nhạc trọng thể linh đình, để rồi vào lúc cuối, Mầu Nhiệm của Chúa lại không tỏ hiện ra trong những lộng lẫy nguy nga, mà là trong tấm bánh, thứ bánh mà chúng ta ăn mỗi ngày, và trong thứ rượu mà chúng ta uống thường khi.
Thánh I-Nhã nhắc chúng ta rằng: Thiên Chúa đã hạ sinh trong cảnh cơ hàn cùng cực, Ngài mô tả vậy không phải để thê thảm hóa vấn đề, mà là đơn sơ vạch ra một sự kiện. Sự kiện này nói lên cách chọn lựa của Chúa Kitô và những gì thuộc về Ngài. Câu chuyện Giáng Sinh nhấn mạnh vào cái bấp bênh của cảnh đời Chúa Kitô trong gia đình Ngài, cùng với những con người rất đỗi nghèo nàn mộc mạc đó, không hẳn là vào những khó khăn vật chất mà họ có thể phải gánh mang, Tin Mừng Phúc Âm được truyền rao đến những người nghèo sẽ luôn là dấu hiệu có Chúa hiện diện. Bởi vì, còn những người nghèo ở giữa chúng ta là dấu chứng tỏ chúng ta chưa làm theo ý Thiên Chúa, là Đấng luôn muốn chúng ta tất cả đều trở nên những con người đầy đủ. Đây chính là lý do vì sao ngay từ thời Abraham, Thiên Chúa luôn nhắc đến những người đau khổ và những người nghèo, vì họ là nạn nhân của tội lỗi loài người, nạn nhân của kẻ đã dối gian lừa gạt, của “thần dữ” từ thời khai nguyên.
Thánh I-Nhã hiểu rõ bản tính con người, Ngài biết rằng: trong chúng ta có một trực giác xa lánh nghèo khó. Trong chúng ta, có một lòng muốn sâu xa được có mọi thứ, nắm được mọi quyền, và thèm mọi sư.. Trong Linh Thao, Ngài chỉ rõ rằng: chúng ta là những tạo vật có lắm nhu cầu. Rất thực tế, Ngài không ám chỉ lòng khao khát Chúa nơi chúng ta mà là nhu cầu ngủ (84); nhu cầu nhà ở (103); nhu cầu ăn uống (210-217). Ngài đã lo cho sức khỏe phần xác của chúng ta. Ngài không muốn chúng ta yếu đau ảnh hưởng vào việc Linh Thao (83). Thánh I-Nhã biết rõ những nhu cầu của chúng ta, Ngài còn biết rằng: tất cả chúng ta đều khó kềm chế nổi chính mình, để noi theo những chỉ dẫn của những nhu cầu cần thiết và hữu ích đích thực, trong tương quan chúng ta làm việc cho Chúa, mà thường hơn chúng ta để mình chiều theo những ước mơ cùng những tưởng tượng từ cảnh chờ đợi dấy động lên, hoặc từ những thứ mà chúng ta nhìn xem có đầy vẻ hào nhoáng cùng sang trọng của cuộc đời.
Trong nguyên lý Hai Cờ Hiệu, thánh I-Nhã nhắc chúng ta phản ứng lại với “thần dữ” là kẻ không muốn chúng ta có sức sống, nhưng ngược lại, hắn muốn chúng ta mất đi. Hắn dùng những nhu cầu của ta, mà làm ta tổn thương bởi lòng tham, cho đến khi chúng ta chết gục (142). Với cái nhìn thực tiễn, thánh I-Nhã dẫn chúng ta đến việc tưởng tượng ra những cảnh mà chúng ta sẽ để cho lòng thèm muốn chiếm hữu mọi sự bùng lên nhiều và càng ngày càng nhiều, cho đến một lúc, chúng ta thấy phát sợ bởi không thể có hết mọi sự được. Ngài không nhằm đưa chúng ta đến chỗ phủ nhận nhu cầu, từ bỏ hoàn toàn mọi sự, lơ là mọi của riêng và mọi quyền lực. Ngài chỉ nhằm tìm kiếm sự thật về những gì đích thực chúng ta là, trước mặt Thiên Chúa Cha cùng với Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Bước đầu, chúng ta chưa thể vô tư đủ khi nói đến giàu sang và nghèo hèn. Khi đề cập đến cái căn rể của nó, cái nhìn của chúng ta luôn chỉ là một lối nhìn, lối sống, và cái mực thước của ta luôn luôn cao lên đến mức có thể để đo những nhu cầu của mình. Chẳng hạn, ngay tức thì, không ai có thể nghĩ đến việc tự xếp mình vào hạng với những di dân hoặc tị nạn được. Hơn thế nữa, trong nguyên lý Hai Cờ Hiệu, thánh I-Nhã lưu ý chúng ta rằng: “thần dữ” luôn cố gắng bảo ta: sự nghèo khó của Đức Kitô sẽ dẫn chúng ta xa khỏi thế gian, và buộc chúng ta xuống hàng mất cả nhân tính, mất lòng ham muốn có nhu cầụ. Chính Chúa cũng đã bảo: “thần dữ” luôn muốn chúng ta nghĩ rằng: chúng ta mất mạng sống khi chúng ta theo Chúa Kitô trong sự nghèo khó của Ngài.
Cuối cùng, thánh I-Nhã tiến đến mức độ sâu xa hơn. Ngài nói: bên dưới lòng thèm muốn có được mọi sự, chính là “cái tôi” của mình muốn chiếm đoạt mọi giầu sang đó làm của riêng. Chúng ta muốn sống cho chính mình, làm việc cho chính mình, nghĩ về chính mình. Càng chiếm hữu, chúng ta càng tự phụ, tự mãn. Chúng ta có cảm giác không bao lâu chúng ta sẽ chiếm doạt được hết mọi sự và mọi người. Nhưng đặt biệt là không có Thiên Chúa là Đấng mà thực ra ta có được mọi sự từ Ngài. “Khốn cho ngươi là những kẻ giàu”, Chúa đã phán như vậy (Lc 6,24). Vì người giầu đã thỏa mãn. Họ không cần đến ai, họ thu tích như lòng muốn với mức độ càng muốn giầu có thêm. Bởi thế, cho dù là người giàu có nhất thế gian, cũng chẳng bao giờ họ chiếm hữu cho đủ .
Để cởi bỏ những thèm muốn đó, thánh I-Nhã dẫn chúng ta đến hưởng niềm vui trong ban phát và khi cho đi. Nếu chính Thiên Chúa là quà tặng và lòng tha thứ là tình thương trong Ngài, thì chúng ta là những tạo vật được dựng nên giống hình ảnh Ngài sẽ không bao giờ có hạnh phúc, bao lâu chúng ta chưa dâng hiến cuộc đời chúng ta như là hiến vật và là quà tặng chính mình, giống hình ảnh Chúa Kitô và chúng ta bước theo Ngàị. Để nhận ra sự thực về mình, đối với thánh I-Nhã, là đạt đến “tinh thần khó nghèo tối thượng” (146). Mọi sự trong chúng ta là món quà Chúa ban, và mọi sự chúng ta làm, do đó phải là quà dâng lên cho Chúa, và cho cả chính mình nữa là con cái của Ngài. Đây là sự thực của ta trước mặt Thiên Chúa. Trong “nhật ký” (Spiritual Journal), thánh I-Nhã sau này gọi đó là “Lòng yêu thương khiêm nhường”. Khiêm nhường vì là ta nhận sự thật về mình. Đầy yêu thương, bởi không vì may mắn mà ta nhận ra sự thật đó, nhưng là do cả tấm lòng yêu thương.
Những hướng dẫn thiêng liêng này không có ý nghĩa gì nếu đứng ngoài cách chọn lựa của Chúa Kitô: chọn sống tinh thần nghèo. Trong suy niệm về Ba Trình Độ Khiêm Nhường hay là Tình Yêu của Kitô Hữu, cách chọn lựa này được gợi lên trong câu: “để chọn khó nghèo cùng với Chúa Kitô “nghèo” hơn là chọn giàu sang” (167). Đặt biệt trong thời đại này, người ta đã tự dìm mình vào những giá trị mà Chúa Kitô gợi lên, hơn là vào chính con người của Ngài. Điểm quan trọng và khác biệt được gợi lên là chỗ: ta không theo một lý tưởng về nghèo khó, một chương trình nghèo khó phải hoàn thành, mà là ta bước theo chính con người Chúa Kitô khó nghèo
Chúa Kitô mang tính nết nghèo trong chính con người của Ngài. Nhưng Ngài không bao giờ mất đi tính thích hưởng dùng của cải. Không ai thấy Ngài “khổ rách áo ôm”. Anh họ Ngài là Gioan Tẩy Giả sống nghèo hơn Ngài. Ngài cũng không có “tiền rừng bạc bể” Ngài thuộc về một gia đình mộc mạc, dùng đủ trong những khi thuận xuôi không trở ngại. Bởi đó, Chúa Giêsu rất thoải mái bước vào những ngôi nhà giàu sang phú quý cùng với các bạn của Ngài. Thì lúc khác, cũng chính Chúa Giêsu đó, biện hộ cho những nghịch cảnh gây nên bởi giai cấp thứ bực. Ngài bước ra khỏi chỗ của Ngài, đến phục vụ người nghèo và người đau yếu. Ngài làm mọi việc Ngài có thể để đem họ ra khỏi cảnh khốn khổ của ho. Thiên Chúa Cha không muốn chúng ta chết hoặc phải khổ đau. Qua lời Chúa Giêsu, đau khổ không thể chấp nhận giống như bình thường, Không có nơi nào trong phúc âm mà ta thấy có những lời thỏa mãn với đau khổ. Chúa muốn chúng ta giàu có trong Ngài, theo nghĩa này, sự nghèo khó mà mang thương tổn không thể dung tha được trong ánh mắt Thiên Chúa, và có thể chẳng mang giá trị gì.
II. Phúc cho người nghèo khó.
Sự nghèo khó mà mang thương tổn không thể trở nên lý tưởng Kitô hữu được, nhưng ở mỗi cá nhân lại là một vấn đề. Khó nghèo tự nó không được chúc phúc. Phúc lành là để cho những người nghèo, những người khó nghèo trong tinh thần. Cho dù Chúa Giêsu không mất đi tính hưởng dùng của cải, Ngài vẫn nghèo trong con người của Ngài, trong tinh thần của Ngài. Ngài không thuộc về chính mình Ngài. Ngài là Con Chúa Cha, trong mọi sự, Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng. Và đây chính là lý do tại sao, rất thường trong phúc âm, với tinh thần nghèo khó, Chúa Giêsu đã thú nhận Ngài không thể làm được gì. Chính Chúa Cha hành động trong Ngài, Ngài không rao giảng lời riêng của Ngài, chân lý riêng của Ngài, nhưng là của Thiên Chúa Cha. Bởi thế, bước theo Chúa Kitô nghèo, trên tất cả, có nghĩa là nhận ra mọi quà tặng, mọi ân sủng đã được dành sẵn cho tạ Đây chính là “tinh thần nghèo” mà thánh I-Nhã nói đến (trong LT 98, 146, 147). Và, bởi vì chúng ta không có tâm hồn trong sạch, quả tim nghèo nàn của chúng ta khi bước theo Chúa Kitô nghèo, phải được diễn đạt ra ngoài một cách cụ thể, theo lời thánh I-Nhã là sinh hiệu lực. Theo thánh I-Nhã, tinh thần nghèo là căn bản cho chúng ta nếu chúng ta muốn mặc lấy tâm hồn nghèo giống Chúa Kitô “nghèo”. Thánh I-Nhã còn giúp chúng ta nhận định đâu là hình thức cụ thể nghèo sinh hiệu lực. Có nhiều ơn gọi khác nhau- như trong Ba Trình Độ Khiêm Nhường. Sự khó nghèo của thánh Phanxicô Assisi khác với cái nghèo của Giáo Hoàng Piô X, dù cả hai cùng bước theo Chúa Kitô nghèo. Cái nghèo của bác sĩ Moscatti khác với cái nghèo của San Gennaro, dù cả hai cùng theo Chúa Kitô nghèo. Trong Linh Thao tuỳ theo ơn gọi riêng của mỗi người, giúp chúng ta khám phá ra đường hướng cụ thể để bước theo Chúa Kitô “nghèo”. Trong Phúc Âm, việc Chúa làm không nhiều bằng việc Ngài kêu gọi chúng ta bước theo Ngài, giúp Ngài tế bần cho kẻ đói, chia của cho người nghèo hay phó thác mọi sư. Cũng vậy, thánh I-Nhã từ chối không ấn định cho chúng ta sẵn một chương trình cần phải chu toàn hoặc một mẫu mực để chúng ta làm theo. Thánh I-Nhã mong muốn chúng ta cảm nghiệm từ mẫu gương Chúa Kitô. Hàng năm, mỗi người chúng ta tùy theo ơn gọi riêng, nên tự mình mạo hiểm trong Chúa Kitô “nghèo”, hầu nhận định xem trong cuộc sống hàng ngày, qua những chọn lựa chúng ta làm, có phải chính tinh thần nghèo của Chúa Kitô đang dìu dắt chúng ta không, hay là “thần dữ”, thần chiếm hữu đang xúi giục chúng ta thèm muốn thêm và giữ chặt lấy những gì chúng ta chiếm được làm của riêng cho mình.
Trong lúc chiêm ngắm tinh thần nghèo của Chúa Kitô trong Phúc Âm, thánh I-Nhã nhìn thấy chung quanh Thiên Chúa những người giàu có, mặc lấy tinh thần nghèo khó. Chẳng hạn như: người bạn của Chúa Giêsu là người dành cho Ngài ngôi mộ chôn mới. Hẳn là người bạn đó đã phải liều đem danh vọng của mình để làm thế cho Ngài. Cũng có nhiều người nghèo không tiền bạc. Có cả những Biệt Phái là người dù không giàu sang lắm, nhưng họ chỉ nghĩ đến mình và cảm thấy rất tự mãn. Dĩ nhiên giàu có “kếch xù” không thể chính nó là dấu hiệu của nghèo khó tinh thần được. Đây cũng là lý do ta.i sao trong Linh Thao, thánh I-Nhã viết rằng: tốt hơn và an toàn hơn là chúng ta biê’t hạn định về kiềm chế chính mình, trong lối sống của mình, càng nhiều càng hay, đến độ có thể (344). Lời khuyên này không có nghĩa khuyến khích chúng ta từ bỏ mọi của cải, và chỉ nhằm vào việc từ bỏ đó là đủ. Lời khuyên có nghĩa khích lệ chúng ta bước theo Chúa Kitô là Đấng giàu sang, đã mang sự giàu sang của mình làm phong phú hóa chúng ta lên. Cùng một cách này, với ơn gọi riêng của mỗi người, chúng ta phải dùng giàu sang mà chúng ta có, dù là tiền bạc, tài năng, hoặc các phẩm tính, để phụ vụ anh chị em chúng ta đang cần cho việc thăng tiến đời sống của họ. Vì vậy, với tinh thần nghèo, chúng ta sẽ được che mắt không nhìn thấy thế giới giàu sang và ích kỷ, nhưng mở mắt cho ta biết nhạy cảm trước nhu cầu của anh em, của người nghèo. Thánh I-Nhã trong khi cầu nguyện với Phúc Âm đã thực sự nhận ra Thiên Chúa nghèo giữa những người nghèo. “Bất cứ ai giúp đỡ một trong những người bé mọn này, là giúp đỡ ta vâ.y.”
Ngày nay, qua truyền thanh và truyền hình, qua các tài liệu cùng báo chí, chúng ta đụng chạm thường xuyên với một thực thế dầy đặc những nghèo đói vây quanh, ngoài kia mãi cuối chân trời, nhưng cũng ngay đây, tận cửa nhà chúng ta. Những thực cảnh này đâu dẫn chúng ta đến việc coi nhẹ tiền bạc được. Thánh I-Nhã đã chú tâm trong một suy niệm với câu chuyện ba nhóm người phải quản lý chi tiêu món tiền 10 ngàn đồng (157), và Ngài thêm vào trong Linh Thao nhiều hướng dẫn và phương cách phân phát. Từ đó, Ngài muốn chỉ dạy chúng ta, lúc bước theo tinh thần nghèo khó của Chúa Kitô, nên xử dụng tiền bạc một cách rất cẩn thận và với lòng quý trọng, ở bất cứ hoàn cảnh nào trong đời sống chúng ta. Chúng ta không thể tránh né nó, hay gạt nó ra ngoài việc tu đức. Và khi tiền bạc đã trở nên vấn đề cho chúng ta, chúng ta phải tìm Chúa trong mọi sự qua việc chúng ta quản lý những gì chúng ta có (5) và những gì chúng ta nhận lãnh được như những món quà. Trước mối thịnh tình gói ghém trong những món quà đó, thánh I-Nhã khuyên chúng ta rằng: của cải phải được xử dụng trong “công bình, thiện tâm, và từ ái.” (237). Đó là luôn trạo tặng cả những gì khác hơn là chính mình, vượt khỏi vòng bắt buộc, vòng thông lệ, hay những việc đã được bàn bạc cùng nhau đề ra trong các hội nghi, như thế chúng ta sẽ khám phá ra niềm vui chân tình, chính là đặc nết nội tâm của những người bước theo Chúa Kitô nơi gia đình, tại sở làm và trong cuộc sống. Cũng trong cái nhìn ấy, I-Nhã không hình dung được làm bạn đồng hành với Chúa Kitô trong khó nghèo mà không chia sẽ tình yêu vị tha cho kẻ khác. Đây không phải là việc thuộc phạm vi lý tưởng hay chính trị, mà chỉ là việc ngài bước theo Chúa Kitô nghèo, để làm phong phú hóa những người nghèo lên. I-Nhã cũng không bàn việc này dài dòng, ngài đã thực hiện nó nhiều hơn chúng ta, qua việc: ngài lợp nhà cho những người nghèo, Ngài bênh vực họ trước chính quyền và các cơ quan địa phưong, ngài cố phục hồi cảnh tồi tàn mất nhân phẩm nơi những hành khất, và trong việc ngài mở các trung tâm làm chỗ cho các tín hữu có nơi gặp gỡ, cùng nhau nhìn vào những nhu cầu của người nghèo. Từ đó, I-Nhã hiểu rằng: xã hội mà chúng ta sống không bao lâu còn giống như vậy; chúng ta phải nói về công bình, bác ái; việc tế bần cho người nghèo phải được thay thế một cơ chế lành mạnh. Phần chúng ta khi diễm dịch cách sống khó nghèo trong tinh thần bằng lối sống nghèo cụ thể và sinh hiệu lực, để nhìn thấy những món quà và sự tha thứ chúng ta đang được: chúng ta phải chia sẻ tình yêu của Chúa Kitô nghèo ra trong việc công bố Tin Mừng cho những người nghèo. Phúc cho những người nghèo, vị họ đang bước theo Chúa Kitô nghèo, họ sẽ được cơ nghiệp dành sãn cho họ, nhân danh Thiên Chúa chúng ta.
Nguồn: (Đồng Hành 1992, số 7 & 8, trang 15-18)