ĐTC Phan-xi-cô: Giáo Hội là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần

PP-U-26-6-2013Sáng nay, thứ Tư, ngày 26/6, trong buổi Tiếp Kiến Chung với hơn 80 ngàn tín hữu và du khách hành hương tại Quảng trường thánh Phê-rô, ĐTC Phan-xi-cô đã tiếp tục Loạt Bài Giáo Lý về Năm Đức Tin kỳ thứ 31 với chủ đề “Giáo Hội là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần”. Trong bài huấn từ của mình, ĐTC giúp người Ki-tô hữu đào sâu ý nghĩa từ ngữ “Đền Thờ”: là chốn có Thiên Chúa hiện diện, là nơi Dân Thiên Chúa gặp gỡ Thiên Chúa… ĐTC nhấn mạnh “Nếu chúng ta tự hỏi rằng: đâu là nơi chúng ta có thể gặp được Thiên Chúa đây? Đâu là nơi chúng ta có thể bước vào sự thông hiệp được với Thiên Chúa nhờ Đức Giê-su Ki-tô? Đâu là nơi chúng ta có thể tìm được ánh sáng của Thần Khí Thiên Chúa, Đấng soi dẫn đời sống chúng ta? Thì câu trả lời sẽ là: trong dân Thiên Chúa, là giữa chúng ta đây! Chúng ta đây là Giáo Hội mà! Giữa chúng ta đây, trong dân Thiên Chúa và cũng là Giáo Hội đây, chúng ta sẽ tìm gặp được Chúa Giê-su trong đó, chúng ta sẽ gặp được Thần Khí Thiên Chúa, và sẽ tìm gặp Chúa Cha nơi Giáo Hội!”

Hướng đến người tín hữu, ĐTC cũng chỉ rõ “chẳng có ai trong chúng ta bị coi là vô danh tiểu tốt trong Giáo Hội cả! Hết thẩy chúng ta đều đang tạo hình-dáng và kiến thiết nên Giáo Hội. Tuy nhiên điều đó cũng mời gọi chúng ta phản tỉnh về một thực tế “thiếu gạch xây” trong đời sống Ki-tô hữu của chúng ta, nghĩa là thiếu cái gì đó làm nên vẻ đẹp đẽ của Giáo Hội! “Gạch xây”, là đời sống chúng ta đây, đang bị thiếu để xây đền thờ đẹp đẽ này!”

Dưới đây là phiên bản Việt-ngữ toàn bộ bài huấn từ của ĐTC Phan-xi-cô trong buổi Tiếp Kiến Chung sáng thứ Tư 26/6 vừa qua.

 

Anh chị em thân mến! “Buon giorno!”

Hôm nay tôi muốn trình bày vắn gọn một hình ảnh có ý nghĩa sâu xa hơn nữa để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mầu nhiệm Giáo Hội: mầu nhiệm của đền thờ! (x. Hiến Chế Tín Lý, Lumen gentium, 6).    

Từ ngữ đền thờ khiến cho chúng ta nghĩ đến điều gì nào? Thưa, từ ngữ đền thờ làm cho chúng ta nghĩ đến một tòa nhà và sự kiến thiết. Đặc biệt, trong tâm trí của nhiều người, người ta nghĩ đến lịch sử của Dân Do Thái được thuật lại trong Cựu Ước. Giê-ru-sa-lem, Đền huy hoàng của vua Salomon, là chốn gặp gỡ Thiên Chúa trong cầu nguyện. Bên trong Đền thờ này, có Hòm Bia Giao Ước, dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người; trong Hòm Bia Giao Ước là các Bia Lề Luật, bánh Manna và chiếc gậy của Aronne: chúng ta đòi hỏi một hành động mà nơi hành động đó Thiên Chúa luôn ở đằng sau lịch sử dân Ngài, Đấng đã đang đồng hành với dân, và đưa dẫn từng nhịp bước của đoàn dân Ngài.

Và đúng là hình ảnh Đền Thờ nhắc nhớ đến cái lịch sử này. Cũng như chúng ta đây, khi chúng ta đi tới Đền Thờ, chúng ta phải nhớ cái lịch sử này, nó là lịch sử của tôi đó: nghĩa là lịch sử của mỗi người trong chúng ta, lịch sử của hết thẩy chúng ta, y như Chúa Giê-su đã gặp gỡ tôi, y như Giê-su đang cùng bước với tôi, y như Giê-su đang thương tôi, và Ngài đang chúc phúc cho tôi!

Thế thì, bởi sức mạnh của Chúa Thánh Linh nơi Giáo Hội, điều đã được tiên trưng nơi hình cảnh Đền Thờ cổ, phải được hiểu: Giáo Hội chính là “Nhà Thiên Chúa”, là chốn hiện diện của Ngài, Giáo Hội là nơi mà chúng ta có thể tìm thấy và gặp gỡ Đức Chúa; Giáo Hội là Đền Thờ mà nơi đó Chúa Thánh Linh đang linh hoạt Giáo Hội, đang hướng dẫn Giáo Hội, đang nâng đỡ Giáo Hội.

Nếu chúng ta tự hỏi rằng: đâu là nơi chúng ta có thể gặp được Thiên Chúa đây? Đâu là nơi chúng ta có thể bước vào sự thông hiệp được với Thiên Chúa nhờ Đức Giê-su Ki-tô? Đâu là nơi chúng ta có thể tìm được ánh sáng của Thần Khí Thiên Chúa, Đấng soi dẫn đời sống chúng ta? Thì câu trả lời sẽ là: trong dân Thiên Chúa, là giữa chúng ta đây! Chúng ta đây là Giáo Hội mà! Giữa chúng ta đây, trong dân Thiên Chúa và cũng là Giáo Hội đây, chúng ta sẽ tìm gặp được Chúa Giê-su trong đó, chúng ta sẽ gặp được Thần Khí Thiên Chúa, và sẽ tìm gặp Chúa Cha nơi Giáo Hội!

Đền Thờ cổ được dựng xây bởi bàn tay con người: con người muốn “cất nhà cho Thiên Chúa ngự”, hầu có một dấu chỉ hữu hình về sự hiện diện của Ngài giữa dân. Với biến cố Nhập Thể của Con Thiên Chúa, Thiên Chúa đã thực hiện lời loan báo của ngôn sứ Natan về vị Vua Đa-vít (x. 2 Sm 7, 1-29): Ngài (Thiên Chúa) không phải là một vì vua, mà chúng ta cất nhà được cho Ngài, nhưng Ngài chính là vị Thiên Chúa, “Đấng tự xây nhà cho mình”, để ngự đến và sống giữa dân Ngài, như được chép trong Tin Mừng theo thánh Gio-an (x. Ga 1,14). Chúa Ki-tô là Đền Thờ sống động của Chúa Cha, và chính Chúa Ki-tô dựng xây “tòa nhà thiêng liêng” của Ngài, là Giáo Hội, một Tòa Nhà không phải được làm từ nhưng viên đá chết-cứng mà là bằng “những viên đá sống”, những viên đá ấy là chính chúng ta đây. Thánh Phao-lô đã nói với các tín hữu thành Ê-phê-xô: “anh chị em đã được xây trên nền móng là các Tông Đồ, và các Ngôn Sứ, một nền móng có tảng đá góc chính là Chúa Giê-su Ki-tô! Nơi Chúa Ki-tô, việc dựng xây mọc lên có trật tự tốt lành để trở nên đền thánh của Đức Chúa; cũng vậy nơi Đức Ki-tô hết thẩy anh chị em được dựng lên cùng với nhau mà trở thành nơi cư ngự của Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Linh” (Ep 2,20-22).  

Đây phải nói là là điều đẹp đẽ lắm! Hết thẩy chúng là những viên đá sống của tòa nhà Thiên Chúa, chúng ta được hiệp nhất với Chúa Ki-tô cách sâu xa, Đấng là tảng đá góc gánh đỡ tòa bộ tòa nhà giữa chúng ta. Có đúng vậy không à! Là giữa chúng ta đây!

Và điều ấy muốn nói đến gì nào? Thưa, điều ấy muốn nói rằng Đền Thờ là chúng ta đây, là Giáo Hội đây, mà hết thảy chúng ta đều sống động, chúng ta là Giáo Hội, chúng ta là Đền Thờ sống động, và đằng sau chúng ta, và khi mà chúng ta ở cùng với nhau, thì Thần Khí Thiên Chúa là Đấng giúp đỡ chúng ta được lớn lên y như Giáo Hội vậy. Chúng ta đây không phải là những ốc đảo, mà chúng ta là dân Thiên Chúa, và dân Thiên Chúa là Giáo Hội đây, và Giáo Hội là dân Thiên Chúa đây.

Phải nói là chính Chúa Thánh Linh, cùng với những ân ban của Ngài, hoạch nên sự phong phú và đa dạng nơi Giáo Hội: điều này thật quan trọng! Thế nhưng Chúa Thánh Thần đang làm gì giữa chúng ta? Thưa, Ngài hoạch nên sự đang dạng, đúng thực là đa đạng! Nghĩa là Ngài làm nên cái phong phú trong Giáo Hội, và rồi Ngài hiệp nhất mọi sự nên một, và vì thế mà Ngài kiến thiết nên một tòa nhà thiêng liêng, mà trong tòa nhà ấy Ngài không dâng hiến về cho Thiên Chúa Cha những tế phẩm vật chất, như là chính chúng ta đây, chính đời sống chúng ta! (x. 1 Pr 2,4-5). Giáo Hội không phải là một khối vật chất và gồm những điều thi vị, mà Giáo Hội chính là Đền Thờ của Thần Khí Thiên Chúa, một Đền Thờ mà nơi đó Thiên Chúa đang hoạt động, một Đền Thờ mà nơi đó mỗi người chúng ta, với món quà là Bí tích Rửa Tội, chúng ta là những viên đã sống. Điều ấy cũng nói với chúng ta rằng không có người nào trong chúng ta là vô ích/dụng cả!

Không có ai trong chúng ta là vô ích/dụng trong Giáo Hội! Nếu có một người nào đó nói, đơn cử, một người trong anh chị em bị cho là vậy, “mà, mày đi về nhà đi, vì mày là thứ vô dụng!” thì điều chẳng đúng tí nào!

Chẳng có người nào vô dụng trong Giáo Hội cả! Tất cả chúng ta đều cần thiết để dựng nên Đền Thờ này! Chẳng có ai là thứ yếu cả! Giả như trong Giáo Hội có người nào đó nói “tôi mới là người quan trọng hơn nè!” thì liệu người ấy có nói đúng không? Không! Tất cả chúng ta quan trọng như nhau trước mặt Thiên Chúa, phải vậy không à! Tất cả! tất cả chúng ta đều công bằng như nhau trước Nhan Thiên Chúa!

Tuy nhiên có lẽ có người trong anh chị em có thể nói rằng “mà! Thưa Đức Thánh Cha, chẳng lẽ ngài cũng quan trọng ngang bằng với chúng con đây sao?

Đúng rồi! tôi cũng như một người giữa anh chị em mà! Hết thẩy chúng ta đều ngang nhau, hết thẩy chúng ta là anh chị em với nhau mà!

Thế nên, chẳng có ai trong chúng ta bị coi là vô danh tiểu tốt cả! Hết thẩy chúng ta đều đang tạo hình-dáng và kiến thiết nên Giáo Hội. Tuy nhiên điều đó cũng mời gọi chúng ta phản tỉnh về một thực tế “thiếu gạch xây” trong đời sống Ki-tô hữu của chúng ta, nghĩa là thiếu cái gì đó làm nên vẻ đẹp đẽ của Giáo Hội! “Gạch xây”, là đời sống chúng ta đây, đang bị thiếu để xây đền thờ đẹp đẽ này! 

Chẳng có người nào có thể bị thiếu vắng trong Đền Thờ là Giáo Hội đây, đúng không à! Hết thẩy chúng ta hãy cùng nhau mang đến cho Giáo Hội đời sống chúng ta, con tim của chúng ta, lòng yêu mến của chúng ta, ý nghĩa của chúng ta, công việc của chúng ta… Tất cả cùng với nhau nhé!

Thế thì hôm nay tôi muốn hỏi anh chị em rằng chúng ta đã sống “cái là Giáo Hội” của chúng ta như thế nào rồi? Chúng ta đang là viên đá sống, hay là những viên đá mệt mỏi, chán chường, và dửng dưng? Mà anh chị em nhìn coi nó tệ làm sao ấy khi gặp phải một Ki-tô hữu mệt mỏi, chán đời, và dửng dưng! Và cũng tệ làm sao, vì với một Ki-tô hữu như vậy, nó không chạy được!

Một Ki-tô hữu đáng ra phải sống động và tươi tắn vì được là Ki-tô hữu chứ! Một Ki-tô hữu phải sống nét đẹp đẽ ấy để làm nên dân Thiên Chúa, làm nên Giáo Hội mới phải chứ!

Chúng ta hãy mở ra với hoạt động của Thần Khí Thiên Chúa để làm phần tử năng động trong các cộng đoàn của chúng ta, hay nữa là chúng ta đừng đóng khung mình lại, rồi nói rằng “thôi đi! Tôi có nhiều việc phải làm lắm! việc này của tôi rồi việc kia nữa chưa làm được nữa! Anh chị em hãy nhớ là đừng đóng kín mình lại!

Nguyện xin Thiên Chúa ban ân sủng của Ngài cho chúng ta, ban sức mạnh Ngài cho chúng ta để chúng ta có thể được hiệp nhất cách sâu xa trong Đức Ki-tô, Đấng là tảng đá góc, là cột trụ của Giáo Hội. Ngài là tảng đá góc nâng đỡ đời sống chúng ta và toàn thể đời sống Giáo Hội. Chúng ta hãy cầu nguyện để được Thần Khí Thiên Chúa linh hoạt, hầu chúng ta trở thành những viên đá sống động của Giáo Hội Thiên Chúa.

Cám ơn anh chị em.

Từ RadioVaticana, ngày 26/6/2013

Augustin Nguyễn Thái Hiệp, S.J., chuyển ngữ và giới thiệu.

Kiểm tra tương tự

Lễ Hiển Linh và Sternsinger là chương trình gì ?

  Các bài Thánh Kinh trong Lễ Hiển Linh giúp ta nhìn thấy các nhà …

Sứ điệp Hòa Bình 2025: Ba lời kêu gọi cụ thể của Đức Thánh Cha

Theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã ban sứ điệp cho ngày Hòa bình Thế …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *