MẾN YÊU HẰNG NGÀY, CỦA XÊ-DA TRẢ CHO XÊ-DA
Thứ 3, 02-06-2020, Mc 12,13-17
Họ cử mấy người Pharisêu và mấy người thuộc phe Hêrôdê đến cùng Người để gài bẫy cho Người lỡ lời. Những người này đến và nói: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật. Thầy chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta, nhưng theo sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Vậy có được phép nộp thuế cho Xêda hay không? Chúng tôi phải nộp hay không phải nộp?” Nhưng Ðức Giêsu biết họ giả hình, nên Người nói: “Tại sao các người lại thử tôi? Ðem một quan tiền cho tôi coi!” Họ liền đưa cho Người. Người hỏi: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” Họ đáp: “Của Xêda”. Ðức Giêsu bảo họ: “Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Và họ hết sức ngạc nhiên về Người.
SUY NIỆM
Chúng ta nợ Thiên Chúa điều gì và đâu là nghĩa vụ của chúng ta đối với người khác?
Thánh Phao-lô nói rằng chúng ta phải giao nộp những gì là nghĩa vụ của ta (Rm 13, 6-8). Chính quyền Do Thái tìm cách gài bẫy Đức Giê-su trong một cuộc tranh chấp giữa các khu vực tôn giáo về vấn đề thuế. Người Do Thái phẫn nộ những người nước ngoài cai trị họ và coi thường việc nộp thuế cho Xê-da. Họ đặt ra một vấn đề nan giải để kiểm tra Đức Giê-su, xem liệu Người có đưa ra tuyên bố mà họ có thể sử dụng để chống lại Người hay không. Nếu Đức Giê-su trả lời rằng việc trả thuế cho một kẻ cầm quyền ngoại giáo là hợp pháp, thì Người sẽ mất uy tín với người dân Do Thái, chúng sẽ coi Người là một kẻ hèn nhát và là bạn của Xêda. Nếu Đức Giê-su nói điều đó không hợp pháp, thì những người Pha-ri-sêu sẽ có cơ sở để tố cáo với chính quyền La Mã rằng Chúa Giê-su là kẻ gây rối chính trị. Chúa Giêsu đã tránh bẫy của họ bằng cách đối đầu với họ bằng hình ảnh của một đồng tiền.
Chúng ta cần biết rằng đồng tiền đúc trong thế giới cổ đại có sức mạnh chính trị đáng kể. Những người cai trị đã phát hành tiền với hình ảnh của riêng họ và ghi trên đó. Theo một nghĩa nào đó, đồng tiền được coi là tài sản cá nhân của kẻ cầm quyền. Khi đồng tiền của người cai trị còn có giá trị, nghĩa là người đó vẫn còn tại vị và có tầm ảnh hưởng. Vì người Do Thái sử dụng tiền La Mã, nên Đức Giê-su đã giải thích rằng những gì thuộc về Xê-da phải được trả về Xê-da.
Câu chuyện này cũng có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Chúng ta cũng vậy, chúng ta đã được đóng dấu với hình ảnh Thiên Chúa kể từ khi chúng ta được tạo ra theo ý muốn của Ngài (St 1, 26-27). Chúng ta không thuộc về chính mình, nhưng thuộc về Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra chúng ta và cứu chuộc chúng ta bằng Bửu Huyết của Con Rất Yêu Dấu của Ngài là Chúa Giêsu Ki-tô, Chúa chúng ta (1Cr 6, 19-20)
Thánh Phao-lô nói rằng chúng ta phải hiến dâng thân xác của mình như một của lễ sống động cho Thiên Chúa (Rm 12,1). Bạn có thừa nhận rằng cuộc sống của bạn thuộc về Chúa và không thuộc về chính bạn không? Và bạn có cho Chúa những gì thuộc về Ngài không?
“Lạy Chúa, vì Chúa đã tạo nên con, nên con nợ Chúa toàn bộ tình yêu của con; vì Chúa đã cứu chuộc con, nên con nợ Ngài toàn bộ con người con; vì Ngài đã bảo đảm cho con rất nhiều, nên con nợ Ngài chính sự hiện hữu của con. Hơn thế nữa, con nợ Ngài rất nhiều tình yêu, nhiều như Ngài vĩ đại hơn con, Ngài đã trao ban chính Ngài cho con, và lấy Ngài làm bảo đảm cho con.
Lạy Chúa, xin con có thể thưởng nếm bằng tình yêu điều mà con nếm cảm nhờ trí thức, cho con hiểu biết bằng tình yêu điều mà con hiểu biết bằng trí hiểu. Con nợ Chúa nhiều hơn toàn bộ bản thân con, nhưng con không còn gì hơn nữa, và tự bản thân con không thể trả lại toàn bộ cho Ngài. Lạy Chúa, xin đưa con đến bên Ngài với tình yêu trọn vẹn. Từ khi được sinh ra, con đã hoàn toàn thuộc về Ngài; xin hãy để tất cả mọi phần trong con thuộc về Ngài, kể cả trong tình yêu.”
– Thánh Anselm thành Canterbury, 1033 -1109) –
Biên Tập: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
“Give to God what belongs to God”
Gospel reading: Mark 12:13-17
What do we owe God and what’s our obligation towards others? Paul the Apostle tells us that we must give each what is their due (Romans 13:6-8). The Jewish authorities sought to trap Jesus in a religious-state dispute over the issue of taxes. The Jews resented their foreign rulers and despised paying taxes to Cesar. They posed a dilemma to test Jesus to see if he would make a statement they could use against him. If Jesus answered that it was lawful to pay taxes to a pagan ruler, then he would lose credibility with the Jewish populace who would regard him as a coward and a friend of Cesar. If he said it was not lawful, then the Pharisees would have grounds to report him to the Roman authorities as a political trouble-maker and have him arrested. Jesus avoided their trap by confronting them with the image of a coin. Coinage in the ancient world had significant political power. Rulers issued coins with their own image and inscription on them. In a certain sense the coin was regarded as his personal property. Where the coin was valid the ruler held political sway over the people. Since the Jews used the Roman currency, Jesus explained that what belonged to Caesar must be given to Caesar.
This story has another deeper meaning as well. We, too, have been stamped with God’s image since we are created in his own likeness (Genesis 1:26-27). We rightfully belong, not to ourselves, but to God who created us and redeemed us in the precious blood of his Son, our Lord Jesus Christ (see 1 Cor. 6:19-20). Paul the Apostle says that we are to present our bodies as a living sacrifice to God (Romans 12:1). Do you acknowledge that your life belongs to God and not to yourself? And do you give to God what rightfully belongs to Him?
“Lord, because you have made me, I owe you the whole of my love; because you have redeemed me, I owe you the whole of myself; because you have promised so much, I owe you all my being. Moreover, I owe you as much more love than myself as you are greater than I, for whom you gave yourself and to whom you promised yourself.
I pray you, Lord, make me taste by love what I taste by knowledge; let me know by love what I know by understanding. I owe you more than my whole self, but I have no more, and by myself I cannot render the whole of it to you. Draw me to you, Lord, in the fullness of love. I am wholly yours by creation; make me all yours, too, in love.” (prayer of Anselm, 1033-1109)
Nguồn: http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/mark1213.htm