Tầm quan trọng của Kinh Thánh Cựu Ước

Kinh Thánh được phân chia thành 2 phần, gồm 46 quyển Cựu ước và 27 quyển Tân ước. Đã có những lúc người ta coi trọng Tân ước và dường như xem nhẹ Cựu ước. Tuy nhiên, chúng ta thật khó có thể hiểu Tân ước nếu không biết Cựu ước. Vậy, Vậy, Cựu ước có tầm quan trọng như thế nào??

Chúng ta cần đọc Cựu ước vì đọc Cựu ước sẽ giúp hiểu Tân ước hơn.

Tân  ước là mục lục của Cựu Ước

Ta gặp trong Tân ước nhiều từ ngữ không có giải thích vì chúng là thành phần văn hóa thời đó như: Con Người, Con Vua Đa-vít, Mê-si-a, Người tôi trung đau khổ, Thần Khí…Những từ ngữ đó có cả một lịch sử dài viết về những nội dung phong phú trong nhiều thế kỷ của dân Israel.

Cựu ước là thế giới của biểu tượng

Trong văn chương có kiểu nói “nghĩa đen” và “nghĩa bóng”, cả hai đều được sử dụng trong Kinh Thánh. Nói với một em bé: “ông ấy dữ lắm!”, em bé có thể hiểu theo nghĩa thông thường, nghĩa đen. Còn khi nói: “ông ấy dữ như sư tử!” thì phải cho em bé đi sở thú ….” để em có thể hiểu “ông ấy dữ như sư tử!” nghĩa là gì.

Cựu ước là thế giới các biểu tượng. Xin đan cử một ví dụ. Đối với tín hữu ngày nay, danh hiệu Con Thiên Chúa có một ý nghĩa rõ rệt, rất mạnh, còn danh hiệu Con Người là rất yếu. Nhưng đối với Israel, Con Thiên Chúa đồng nghĩa với Con Vua Đa-vít, là tước hiệu lớn nhưng đôi lúc lại mang nghĩa trần tục (Mt 26, 63; Mc 14, 61). Còn  danh hiệu Con Người trích trong sách Đa-ni-el, vẽ lên hình ảnh một nhân vật từ trời đến mà Thiên Chúa sẽ trao quyền xét xử muôn dân. Theo người Do Thái, danh hiệu này huyền nhiệm, cao quý  hơn danh hiệu Con Thiên Chúa.

Cựu ước là gương soi cho loài người

Có thể nói Thiên Chúa đã bắt dân Người sống những hy vọng và những kinh nghiệm của loài người. Đọc Cựu Ước, chính là suy nghĩ về chiều sâu thân phận người của chúng ta. Chúa Giêsu đã làm như thế, thánh Phaolô cũng làm như vậy.

Đọc Cựu ước cũng là đọc lại cuộc sống chúng ta trong những gì là căn bản. Có lẽ ta dễ nhạy cảm với ông Gióp vô tội đang đau khổ và tự hỏi vì sao, ta cũng dễ nhạy cảm với sách Diễm Ca đang ca tụng tình yêu mát rượi của đôi trẻ. Tất cả những cái đó phản chiếu một phần cuộc sống của chúng ta …Đọc sách Xuất Hành, ta cũng muốn được giải thoát, được tự do. Những tiếng kêu của các ngôn sứ đòi công lý và kính trọng người nghèo cũng gặp được những tranh đấu tương tự nơi xã hội ngày nay. Những phản ứng bạo động trước cuộc bách hại của vua An-ti-ô-kô, diễn tả những chọn lựa hàm hồ của chúng ta hôm nay.

Bất cứ ai đọc Kinh Thánh, tin hay không tin đều có thể có những cảm nghiệm trên. Kinh Thánh thuộc về loại tác phẩm lớn của nhân loại: Đặc tính của các tác phẩm ấy là diễn tả chủ yếu về cuộc sống con người. Kinh Thánh  làm theo kiểu riêng mình, cũng như các anh hùng ca của Hy Lạp hay các thần thoại Babylon. Thánh Luca và Phaolô báo cho chúng ta biết cái đó còn đúng hơn, thật hơn với người tín hữu.

Sư phạm của Đức Giêsu theo Thánh Luca: Chiều Lễ Vượt Qua, hai môn đệ chán nản về quê làng Emmau.  “Chúng tôi vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ giải thoát Israel…” Lời tâm sự đó mang nhiều tham vọng và ảo tưởng nhưng đã thất vọng. Đức Giêsu đã không trách họ. Người đọc lại Kinh Thánh với họ, giải thích cho họ nghe và lòng họ thấy rạo rực lên khiến họ nhận ra Người lúc Người bẻ bánh. Chúng ta cũng vậy, cần được Người đến để thắp lên hy vọng nơi chúng ta.

Lịch sử Israel như “mô hình”. Thánh Phaolô diễn tả điều đó bằng những danh từ thần học. Người nói: “Những việc xảy ra cho Israel là để làm bài học, răn dạy chúng ta (1Cr 10, 6-11). Tiếng mẫu mực chưa bằng tiếng mô hình. Mẫu mực là để bắt chước, giống được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Còn mô hình là rập khuôn, theo đúng kích thước. Thực hiện công trình mới là quan trọng.

Trường hợp Israel thì đặc biệt. Các biến cố lịch sử vẫn có giá trị của nó. Nhưng đối với các tín hữu, nó còn là cái báo trước, đi trước cuộc sống của mình. Một cách nào đó, Thiên Chúa đã nghĩ đến chúng ta, đang khi Người đối thoại với Israel. Điều này cần thiết để tránh thói quen dạy luân lý. Sau đây là một ví dụ:

Những cám dỗ của Đức Giêsu trong sa mạc. Ta nói: Chúa bị cám dỗ và Người đã chống lại. Vì thế ta phải bắc chước Người. Thế nhưng, Người là Thiên Chúa, Người đã thắng, còn tôi yếu hèn, làm gì được như Người! Mẫu mực thật đẹp nhưng liệu có dành cho tôi?
Thánh Mat-thêu và Luca cho ta thấy Satan bắt Đức Giêsu sống lại những cám dỗ mà dân Israel đã chịu trong sa mạc. Đức Giêsu đã lặp lại lịch sử Israel và làm cho lịch sử ấy đến chỗ thành công. Vì Người đã sống và thắng cơn cám dỗ như đáng lẽ họ phải sống và chiến thắng.

Những cám dỗ của Chúa là mô hình cho những cám dỗ của chúng ta hôm nay vậy. Đức Giêsu đã sống chính những cám dỗ của chúng ta. Như thế, Đức Giêsu không là cái mẫu để ta chép lại nhưng là Đấng mà trong Người đời ta đã thành công, nhờ Người ta có thể và phải sống như thế.
Cựu ước vẫn còn tiếp diễn?
Cựu ước phần lớn là lời hứa. Chúng ta nhớ đến những sấm ngôn, những Thánh Vịnh về những lời tiên báo: Ngày nào đó, Thiên Chúa sẽ đến thiết lập vương quốc của Người. Khi ấy, người nghèo sẽ hạnh phúc, đau khổ sẽ bị tiêu diệt; sự dữ, bất công, đau khổ không còn nữa…

Tuy nhiên, xung quanh ta, đau khổ, sự dữ, bất công, tội lỗi vẫn còn. Người Do Thái mong chờ Đấng Mê-si-a đến. Người Ki-tô hữu công nhận Đức Giêsu là Mê-si-a đã đến, nhưng Người chỉ mới khai mở Nước Trời. Người trao cho các môn đệ, nhờ Thánh Thần hướng dẫn, phải tiếp tục công trình của Người. Như thế, lời hứa trong Cựu ước vẫn còn là những chương trình cho chúng ta tiếp tục thi hành những việc Chúa Giêsu đã làm.
(Theo Etienne Charpentier)

Kiểm tra tương tự

Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 12 Thường Niên: Chúa muốn nói gì với con?

Tuần trước, khi trở về thăm quê hương, tôi có dịp gặp gỡ và trò …

Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật 10 TN: Để Lời Chúa tạo tình thân

Tin mừng Thánh Maccô hôm nay thuật lại bài nói chuyện của Chúa Giêsu dành …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *