Thánh I-nhã : Tự do để yêu mến và phục vụ (II)

Bước ngoặt

Một bước ngoặt thực sự đến với thánh I-nhã vào năm 1517.

Vua Fernando Công Giáo qua đời ngày 23.1.1516 tại Madrigalejo[81], trước sự hiện diện của Don Juan. Nhà vua để lại di chúc đặt hoàng tử Karl[82], 16 tuổi, nhiếp chính cho mẹ là nữ hoàng Juana Điên trên cả Castilla lẫn Aragon. Về hoàng hậu Germaine, nhà vua ra lệnh hằng năm cấp cho bà 30 ngàn đồng escudo vàng trích từ ngân quỹ của Napoli. Tuy nhiên, tình hình chuyển biến rất mau lẹ. Ở Tây Ban Nha có một cánh, do công tước Alba đứng đầu, muốn tôn hoàng tử 12 tuổi Fernando[83] làm vua. Karl, lúc ấy đang ở Bỉ nhưng được một cánh khác ủng hộ, vội vàng tự xưng là vua Carlos I. Theo đề nghị của hồng y nhiếp chính Gonzalo Ximenes de Cisneros[84], tân vương đổi di chúc: giao cho hoàng hậu Germaine cai trị các thành Arévalo, Madrigal, OlmedoSanta Maria de Nieves[85]. Nhiều thành phần trong hàng quí tộc chống lại lệnh của triều đình. Ba thành trước thuộc quyền Don Juan. Ông cực lực phản đối[86].

Don Juan gởi cháu là Alvaro de Lugo đi Bruxelles để trình bày với vua. Hồng Y nhiếp chính Cisneros cho nhà vua biết Don Juan có lý. Nhà vua viết cho Don Juan những lời tử tế: chức vụ và quyền lợi của ông sẽ được bảo đảm, nhà vua đã truyền cho hồng y nhiếp chính giữ nguyên trạng cho tới khi vua đến vào năm sau. Ngày lễ Các Thánh 1.11.1516, Don Juan từ Madrid về Arévalo. Tất cả gia đình, bạn hữu và thân hữu của ông gởi một thỉnh nguyện cho Hội Đồng Triều Đình xin đừng tách Arévalo ra khỏi triều đình Castilla. Khi vua Carlos I cương quyết không thay đổi lập trường, Don Juan công khai tỏ ra chống cự. Có tiếng đồn là Don Juan đã chuẩn bị binh mã và súng đạn chẳng những đủ để tự vệ mà còn có thể tấn công nữa[87]. Đã vậy, Don Juan lại có liên hệ máu mủ với viên đô đốc chỉ huy hải quân Fadrique Enríquez. Nhiếp chính là người coi trọng kỷ luật, lại lo xa, sợ đến lúc không dẹp loạn nổi. Sau ba lần thuyết phục Don Juan không thành công, Antonio Cornejo được cử đến Arévalo để “giúp Don Juan biết phải trái”. Cornejo dẫn theo đông đảo quân sĩ. Ngay lúc ấy, ngày 22.2.1516, con trai cả của Don JuanGutierre chết khá đột ngột. Không hề có giao tranh. Don Juan giao thành cho Cornejo. Ngày 17.3, Cisneros báo tin cho vua: trật tự đã vãn hồi. Hoàng hậu Germaine được một hiệp sĩ Aragon hộ tống tiến vào Arévalo. Don Juan đến Madrid gặp hồng y nhiếp chính. Mặc dầu được vị này an ủi và hứa sẽ bênh vực, nhưng Don Juan thấy mình mất hết chức quyền, bổng lộc, tài sản và cả danh dự. Chẳng những vậy, ông còn mang món nợ 16 triệu maravedis do tổ chức cuộc kháng cự nữa[88]. Ông suy sụp tinh thần và chẳng bao lâu sau thì qua đời tại Madrid ngày 12.8.1517[89]. Dona María đến ở với nữ hoàng Juana Điên tại hoàng cung Tordesillas. Ngày 9.12.1520[90], theo thỉnh nguyện của dân chúng Arévalo, vua hủy bỏ việc ban lộc cho hoàng hậu[91].

Trong những ngày Don Juan kháng cự triều đình, thánh I-nhã làm gì? Có thể ngài biết chuyện đoạn tuyệt giữa hoàng hậu Germaine với gia đình Juan Velázquez de Cuellar, nhưng chắc không dự đoán được diễn biến của tình hình. Dĩ nhiên theo phong cách hiệp sĩ, ngài không thể phản bội người được ngài coi là ân nhân, người cha thứ hai, thủ lãnh và gần như thần tượng của mình. Có thể nhiệm vụ cụ thể của ngài là tuần tra và phát lương. Khi Don Juan đi Madrid gặp hồng y nhiếp chính, chắc ngài tháp tùng. Có thể chính mắt ngài thấy Don Juan quỳ gối trước hồng y Cisneros như một tội phạm. Ngài chia sẻ với ông tất cả đau khổ và tủi nhục. Cuối cùng, chắc ngài dự đám tang của ông trong tâm trạng tuyệt vọng rã rời. Đối với ngài, mọi sự đã hoàn toàn đổ vỡ. Quá khứ thật phũ phàng, tương lai quá mù mịt. Có thể đó là lúc ngài bắt đầu nghĩ đến tính cách “phù phiếm” của cuộc sống như sau này ngài nói trong câu mở đầu cuốn Hồi Ký[92].

Giữa trăm ngàn cay đắng, Dona María không quên thánh I-nhã. Bà cho biết trước khi chết Don Juan vẫn hối hận vì chưa lo được cho ngài. Bà tặng ngài 500 đồng ecudo vàng và hai con ngựa, đồng thời khuyên ngài nên đến phục vụ công tước Antonio Manrique de Lara ở Najera, người trong họ hàng cả, lại mới được bổ nhiệm làm phó vương Navarra. Bà gởi một lá thư cho công tước để giới thiệu ngài.

Luis Fernandez Martin nói thánh I-nhã rời Arévalo, “nhưng kỷ niệm không bao giờ phai nhạt trong lòng”[93]. Trong một lá thư gởi tiểu thư Catalina, con gái của Don Juan, viết vào đầu năm 1548, tức là hơn 30 năm sau, ngài cho biết là nhớ đến Don Juan ngài cảm thấy “được an ủi trong Chúa… đang còn vui mừng và sẽ mãi mãi vui mừng trong Chúa”[94]. Sau này, Ribadeneira nói về thánh I-nhã trong giai đoạn ấy: “Đó là một chàng trai cương nghị và hào hoa, thích chải chuốt và mặc đẹp”[95]. Còn Gonçalves da Câmara cho rằng ngài là “người lịch thiệp và chừng mực nhất mà người ta có thể gặp được”[96]. Chẳng phải đó là kết quả những ngày tháng dài ở Arévalo sao?

Paris 1.11.2003

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ trang 7

 

Amadis de Gaula

 

Cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất thời đó. Sách được xuất bản lần đầu năm 1508 tại Zaragoza bằng tiếng Tây Ban Nha. Tác giả là García Rodriguez de Montalvo (thế kỷ XV-XVI), thủ hiến Medina del Campo thời Các Quân Vương Công Giáo của Tây Ban Nha. Trong tất cả các tiểu thuyết thế kỷ XVI, chắc chắn đây là quyển sách bán chạy nhất: 30 ấn bản tiếng Tây Ban Nha; 60 ấn bản tiếng Pháp; 34 ấn bản tiếng Đức; 21 ấn bản tiếng Ý; 3 ấn bản tiếng Anh. Trên internet hiện nay: 661 đề mục liên hệ. Văn hào Miguel Cervantes, tác giả cuốn Don Quijote de la Mancha cho rằng đó là “cuốn hay nhất trong tất cả các sách đã được sáng tác theo thể loại đó”. Thi hào Goethe cho rằng “ai già rồi mà chưa đọc tác phẩm tuyệt vời ấy thì thật đáng xấu hổ!”

Amadis, con của Perion và Elisène, miền Bretagne, nước Pháp, lúc mới sinh bị bỏ vào trong một cái thuyền thả trôi trên mặt biển, phó mặc cho sóng gió. Hai vật chứng để nhận dạng: một chiếc nhẫn và một thanh kiếm. Amadis được một hiệp sĩ xứ Scotland tên là Gandales vớt, đặt biệt hiệu là Damoiseau de la Mer, đem về nuôi như con ruột. Lớn lên, chàng được vua Scotland là Langrirès đưa vào nuôi dạy ở triều đình. Ở đó, chàng quen công chúa Oriane, con vua Lisvart xứ Bretagne. Hai bên gặp nhau vì cùng mơ ước hạnh phúc và cái đẹp. Hai bên dù còn nhỏ đã thề nguyền trung thành và gắn bó với nhau suốt đời. Chàng được vua Lisvart phong hiệp sĩ, và bắt đầu cuộc sống nay đây mai đó làm việc nghĩa hiệp. Chàng luôn luôn giữ hình ảnh nàng trong lòng và làm mọi sự vì yêu nàng: đó chính là con đường dẫn đến danh dự và vinh quang. Amadis chiến thắng tên khổng lồ Ables, kẻ thù của vua Perion, và được đón tiếp nồng nhiệt tại hoàng cung. Nhờ chiếc nhẫn, nhà vua nhận ra chàng và thế là chàng tìm lại được cha mẹ và gia đình. Tiếp tục cuộc sống trên đường, một hôm chàng lọt vào trong lâu đài của Arcalaus. Nhờ vị bảo trợ bí mật là Urganda, chàng được giải thoát. Vị này vẫn theo sát chàng trên mọi bước đường. Rồi chàng đụng độ với một người mà sau đó chàng nhận ra chính là Galaor, em ruột mình. Hai anh em song hành, nhưng hai tâm hồn không đồng hành. Trong khi Galaor yêu cuồng nhiệt và bừa bãi, Amadis vẫn một lòng chung thủy với Oriane. Do hiểu lầm, nghĩ rằng chàng đã phải lòng nữ hoàng Briolanie, nàng giận dữ viết thư trách chàng là giả hình và phản bội, đồng thời nói lời vĩnh biệt. Sau nhiều hành vi nghĩa hiệp, bênh vực và bảo vệ tự do và công lý, hai anh em chiến đấu chống lại Arcalaus, kẻ đang giam giữ hai cha con vua Lisvart và công chúa Oriane. Sau khi chiến thắng, gặp lại nàng, chàng lại bị tà khí ám và lần này chính Oriane giải thoát chàng bằng tình yêu. Đó là phần thưởng cho lòng chung thủy của chàng.

Phản ánh những lý tưởng hiệp sĩ trong quan niệm về tình yêu cũng như mơ ước về tự do và công bình của thời ấy, cuốn tiểu thuyết đã làm say mê cả những bậc vua chúa như Francois I và Karl V, những nhà triết học, nhà văn và nhà thơ ở Tây Ban Nha, ở Ý và ở Đức như Montaigne, Bembo và Castiglione. Cả thánh Têrêxa Ávila cũng đã từng say mê loại tiểu thuyết này đến quên hết mọi sự. Đặc biệt bài trường thi kiếm hiệp gồm 100 đoản khúc của Bernardo Tasso (1493-1569, đồng thời với thánh I-nhã) đã trở thành bất hủ.

[1] Sinh tại Arévalo khoảng 1499, chết tại Arévalo ngày 11.8.1578. Năm 1577, cha Antonio Larez, S.J., đến Arévalo gặp Alonso de Montalvo, nghe ông kể và viết lại bản “tường trình” (Scripta de S. Ignacio II, 471). Ông đã cùng thọ giáo tại hoàng cung Arévalo với thánh I-nhã, và khi ngài dưỡng thương ở Loyola, ông đã đến thăm ngài. Sau khi Juan Velázquez de Cuellar thất sủng và qua đời, ông tiếp tục con đường công danh. Ông được kể vào số những người giàu nhất ở Castilla. Các chức vụ quan trọng nhất ông nắm giữ là: (1) Quản lý tài chính quân đội Catalonia, Resellon và Sardinia; (2) Giám quản của bà María Mendoza, goá phụ ông Francisco de los Capos, viên thư ký đầy quyền lực của hoàng đế Karl V; (3) Quan trọng nhất: Tổng quản lý Tổng Giáo Phận Toledo. Vì ngân quỹ Toledo thâm hụt, ông bị tố cáo và kết án, bị cách chức và bị tịch thu một phần tài sản. Ông nghỉ hưu tại Arévalo cho đến khi qua đời. Chứng từ của ông không phải là duy nhất về giai đoạn Arévalo của thánh I-nhã, còn chứng từ của Dona Catalina, con gái Don Juan nữa, nhưng đó là chứng từ trực tiếp duy nhất. Giả như thánh I-nhã tiếp tục con đường công danh, có thể ngài cũng giữ những địa vị tương tự và có thể đã trở thành một trong những người giàu nhất Castilla.

[2] FN Scripta de S. Ignacio II, 471.

[3] El Padre Maestro Ignacio, tr. 28.

[4] André Ravier, Saint Ignace de Loyola et l’art de la décision, tr. 16.

[5] Hai bậc quân vương này được các sử gia gọi là Các V Lp Quc của Tây Ban Nha.

[6] Theo Pierre Chaunu, vào thời thánh I-nhã, diện tích Tây Ban Nha là 558.000 km2, riêng Castilla 378.000 km2; dân số Tây Ban Nha 9.485.000 người; riêng Castilla 6.910.000 người (L’Espagne de Charles Quint I, Sedes 1973, trang 83).

[7] Cho đến cuối thế kỷ XVI, các triều đình Tây Ban Nha không có kinh đô cố định. Một số hoàng cung được xây cất đó đây: vua và hoàng gia ở đâu thì họp triều đình tại đó. Năm 1561, vua Felipe II chọn chuyển các cơ quan chính quyền tập trung về Madrid. Dần dần, Madrid trở thành thủ đô. Xem Marcelin Defourneaux, La vie quotidienne en Espagne au sìecle d’or, Hachette 1964, tr. 50.

[8] Luis Fernandez Martin, S.J., Devoción de Ignacio ce Loyola a la Virgen de las Angustias, trong Ignacio de Loyola en Castilla, trang 286, trích dẫn A. Rumeu de Armas, Itinerario de los Reyes Católicos, Madrid 1974.

[9] Los anos juveniles de Inigo de Loyola, su formación en Castilla, trang 62.

[10] Ricardo Garcia-Villoslada, S.J., San Ignacio, Nueva Biografia, BAC Madrid MCMLXXXVI, 75. Olmedo cách Arévalo chừng 25 km về hướng bắc.

[11] Như trên, trang 76.

[12] Ignacio de Loyola en Castilla, Valladolid 1989, 132.

[13] Tạm dịch Contador Mayor như vậy hiểu theo nghĩa tương đương ngày nay. Thực ra, triều đình Castilla có hai người quản trị tài chính và hai người thanh tra tài chính, cả bốn đều là Contador Mayor.

[14] Alfonso X (sinh tại Burgos 23.1.1221, mất tại Sevilla 4.4.1284).

[15] Xem Rogelio García Mateo, S.J., Formación administrativa de Ignacio de Loyola en Castilla y su personalidad, trong Ignacio de Loyola en Castilla, trang 136.

[16] Hisroria de la vida y hechos del emperador Carlos V, ed. C. Seco Serrano, Madrid 1955-56.

[17] Sđd, trang 70, chú thích 42.

[18] Không biết rõ liên hệ họ hàng giữa bà và mẹ thánh I-nhã. Hình như bà khá gần gũi và ảnh hưởng không ít trên thánh I-nhã, đặc biệt về việc thăm viếng người bệnh. Người ta cũng cho rằng bà đã nói một câu “tiên tri” về ngài: “Cháu chưa gãy chân thì chưa biết nghe lời và chua chừa” (L. Pelliar, Memorial de la casa i servicios de dom Andrés Velázquez de Valasco, Madrid 1649). Tuy nhiên, cả hai điều này cũng không có căn cứ rõ ràng và chắc chắn. Xem Luis Fernandez Martín, Los anos juveniles de Inigo de Loyola, trang 25; Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, trang 76.

[19] Hiện nay vẫn còn, trên đường Ruy Fernandez de Tovar.

[20] Crónica, bản dịch E. Lafuente y Alcántara, Madrid 1867, trang 19.

[21] FN IV, trang 81. Ởđây có hai vấn đề: (1) Cha mẹ, nghĩa là cả cha và mẹ thánh I-nhã; nhưng hình như mẹ ngài mất chỉ ít lâu sau khi sinh ngài; (2) Các Quân Vương Công Giáo, nghĩa là cả vua Fernando và nữ hoàng Isabel; khác với chính thánh I-nhã nói “triều đình vua Công Giáo”, giả thiết nữ hoàng Isabel không còn nữa.

[22] Vita Ignatii Loyolae, MHSI 1, trang 10. “Ch biết đọc biết viết” chắc không có ý nói về tuổi, nhưng muốn nói về trình độ học vấn.

[23] F. Fita, San Ignacio de Loyola en la corte de los Reyes Católicos, Boletín de la Real Academía de la Historia, Madrid, 17, 1980, tr.498.

[24] Hk 53.                                                                                                                      

[25] Theo P. Leturia, thánh I-nhã vào gia đình Velásquez de Cuellar năm 1505 hay 1506, chắc chắn trước khi cha ngài qua đời, và gần chắc là sau khi nữ hoàng Isabel Công Giáo qua đời (FN I, 26).

[26] Sdd trang 70-71.

[27] Xem La politique de Saint Ignace de Loyola, Cerf 1985, trang 175.

[28] Trước đây, nhiều người tưởng lầm thánh I-nhã là một sĩ quan trong quân đội, và Dòng Tên được tổ chức theo kỷ luật quân đội, vì ngài bị thương trong một trận đánh. Anton Huonder (Ignatius von Loyola, Katholische Tat-Verlag, Cologne, 1932) viết: “I-nhã trước từng là quân nhân, và sau này khi đã là linh mục, Giêsu hữu, Bề Trên Cả, vẫn là một người lính. Không điều gì nơi ngài mà không phải là của một người lính” (trang 3). Paul Dudon (Saint Ignace de Loyola, Paris 1934) gọi thánh I-nhã là “Người lính thành Pamplona” (chương 2). Gáetan Bernoville (Saint Ignace de Loyola et les jésuites, Fayard, Paris, 1934) viết về giai đoạn thánh I-nhã ở Navarra: “Bốn năm trong pháo đài… cuối cùng là chiến tranh.” (trang 9). Từ năm 1947, với những khám phá của Pedro de Leturia và Hugo Rahner, hình ảnh người lính bắt đầu được xét lại và dần dần được thay thế bằng hình ảnh một nhà quý tộc. Alain Guillermou (Saint Ignace de Loyola, Seuil, Paris, 1957) dứt khoát: “Phải bỏ việc nhìn thánh I-nhã như một quân nhân và dè dặt với những chủ trương khá phổ biến liên hệ đến khía cạnh quân sự trong Dòng Tên, như thể con người nhà binh luôn luôn tái hiện đàng sau con người của Thiên Chúa nơi ngài” (trang 23). Hiện nay, với những khám phá ở Văn khố Simancas về giai đoạn Arévalo của thánh I-nhã, không ai nghĩ thánh I-nhã là một nhà quân sự nữa. Tuy nhiên, theo Francisco de Borja de Medina, ngày nay, để tránh nguy cơ coi thánh I-nhã là ‘nhà binh’, người ta không giải thích ‘ham mê võ nghệ’ và ‘chiến sĩ’ theo nghĩa quân sự, nhưng lại rơi vào thái cực khác là biến ngài thành một ‘công chức’ hay một ‘thư lại’. Phải tránh cả hai thái cực.(Xem Inigo en Sevilla, tr. 17).

[29] Hk 11.

[30] Le discernement spirituel en politique avec Ignace de Loyola, trong Cahiers de Spiritualité Ignatienne 99, Juillet-Septembre 2001, trang 157.

[31] Trong Vita S. Ignatii, MHSI Polanci Chronicon I, 13.

[32] Antonio Astrain, Historia de la Compania de Jesús en la Asistencia de Espana, I, trang 18, cước chú 3.

[33] La intimidad del Peregrino, Diario espiritual de San Ignacio de Loyola, Mensajero – Sal Terrae, 1998, trang 64, chú thích 63.

[34] Theo André Ravier, thánh I-nhã học sử dụng nhiều loại nhạc khí. Xem Ignace de Loyola et l’art de la décision, tr. 16.

[35] Thánh I-nhã tiếp xúc nhiều với các ngân hàng và thông thạo trong lãnh vực tài chính. Xem Le discernement spirituel en politique avec Ignace de Loyola, trong Cahiers de Spiritualité Ignatienne 99, Juillet-Septembre 2000, trang 175.

[36] Xem Regelio Garcia Mateo, Formacion administrativa de Ignacio de Loyola en Castilla y su personalidad, trong Ignacio de Loyola en Castilla, Valladolid 1989, trang 138.

[37] Binario, Linh Thao 149: thường được dịch là Ba Mu Người, Ba Hng Người…

[38] Thánh I-nhã cho biết chi phí ăn học của một sinh viên trong một năm tại Paris là 50 đồng ducado.

[39] Linh Thao 150.

[40] Xem Francisco de Borja de Medina, Inigo López de Loyola: probable estancia en Sevilla (1508 y 1511) y su reflejo en los Ejercicios, Archivum Historicum S.J., LXIII, 1994; Cùng tác giả, Nota sobre los binarios, trong Las fuentes de los Ejercicios Espirituales de San Ignacio, Mensajero 1998, tr. 421.

[41] Xem Rogelio García Mateo, La formación cortesano-caballeresca de Ignacio de Loyola y su espiritualidad, trong Ignacio de Loyola en Castilla, trang 106.

[42] Hiệp sĩ là một định chế cơ bản trong xã hội phong kiến thời Trung Cổở Châu Âu. Trong khoảng giữa thế kỷ VII và X, người ta thấy rõ kỵ sĩ chiến đấu trên lưng ngựa có lợi thế hơn bộ binh. Vì thế, từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, xuất hiện các kỵ sĩ. Những người này được các vua chúa ưa chuộng. Từđó hình thành tập thể hiệp sĩ. Lúc đầu, muốn làm hiệp sĩ, và đương nhiên gia nhập hàng quí tộc, chỉ cần có tiền mua ngựa và sắm vũ khí cần thiết, và được một hiệp sĩ tiếp nhận trong một nghi thức truyền thống. Sau đó, giai cấp quí tộc trở thành cốđịnh, phải do huyết thống và chỉ những người quí tộc mới được làm hiệp sĩ. Hội Thánh thấy định chế này có thể là một phương tiện đểđem lại kỷ cương đồng thời Kitô hóa chếđộ phong kiến, nên vào cuối thế kỷ XI lập ra nghi thức tấn phong, cùng với những qui định về tôn giáo và luân lý. Tân hiệp sĩ phải cam kết “dũng cảm và trung thành” đối với lãnh tụ, đồng thời hứa bênh vực Hội Thánh, bảo vệ khối Kitô giáo và chiến đấu chống kẻ ngoại, bênh vực người nghèo, cô nhi và quả phụ. Vào thế kỷ XIV, các vua chúa Châu Âu lập ra các dòng tu hiệp sĩ. Không chỉ là định chế xã hội, giới hiệp sĩ còn có nếp sống văn hóa đặc trưng được diễn tả trong các tiểu thuyết kiếm hiệp, danh tiếng nhất là cuốn Don Quijote de la Mancha của Cervantes. Nhân vật truyền thống là một hiệp sĩ trên đường, nay đây mai đó, làm việc nghĩa hiệp. Đến thế kỷ XVI, tước hiệu hiệp sĩ chỉ còn là một bậc trong hệ thống quí tộc.

[43] Amadis de Gaula, tập IV, Venezia 1533.

[44] Rogelio Garcia Mateo, S.J., La formación cortesano-caballeresca de Ignacio de Loyola y su espiritualidad, trong Ignacio de Loyola en Castilla, trang 106.

[45] Xem Rogelio Garcia Mateo, S.J., sdd trang 111.

[46] Xem Phụ trang 7: Amadis de Gaula.

[47] Trích dẫn theo Rogelio Garcia Mateo, S.J., sdd trang 112.

[48] Thực ra, nữ hoàng Isabel chú tâm hơn đến việc củng cố đời sống tôn giáo và văn hóa của nhân dân. Còn vua Fernando chú tâm hơn vào chính trị và quân sự: thống nhất Tây Ban Nha và đoàn kết Châu Âu để chinh phục cả thế giới cho Thiên Chúa. Trong thời gian ở Arévalo, thánh I-nhã chỉ biết vua Fernando, và chắc là đường lối của nhà vua ảnh hưởng không ít trên cái nhìn của ngài về Hội Thánh và thế giới. Tuy nhiên, cách thức của ngài sẽ không phải là chính trị hay quân sự nhưng là tôn giáo và văn hóa.

[49] Xem Rogelio Garcia Mateo, S.J., sdd trang 106.

[50] Xem Rogelio Garcia Mateo, S.J., sdd trang 88.

[51] Ignace de Loyola et l’art de la décision, tr. 17.

[52] Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, trang 81.

[53] Xem Luis Fernandez Martín, Los anos juveniles, trang 71-75.

[54] Cuốn sách lễđược mua với giá 130.000 maravedis.

[55] Luis Fernandez Martin cho rằng sách là phần quan trọng nhất trong những điều gia đình Juan Velázquez de Cuellar đã mua lại của nữ hoàng Isabel Công Giáo: xem Los anos juveniles de Inigo de Loyola, trang 76.

[56] Có thể cả cuốn Vida de Cristo del Cartujano (Cuc sng Đức Kitô), bản dịch của Ambrosio de Montesino năm 1504, sau này thánh I-nhã sẽđọc tại Loyola. Tuy nhiên, chắc thánh I-nhã không đủ kiên nhẫn đểđọc một cuốn sách lớn và “khô khan” như vậy.

[57] Sau này thánh I-nhã sẽ coi quyển này như là sách gối đầu giường: ngày nào ngài cũng đọc một chương.

[58] Tác giả nổi tiếng của phong trào Devotio Moderna ảnh hưởng quan trọng trên đời sống Hội Thánh đương thời.

[59] Nguyên bản tiếng Pháp Le pèlerinage de la vie humaine, gồm 13.540 câu thơ 8 âm tiết, bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Vicente de Mazuelo ấn hành tại Toulouse, Pháp, năm 1490. Đây là một quyển sách đạo đức được trình bày dưới hình thức một tiểu thuyết kiếm hiệp. Tất cả bằng ẩn dụ. Tác giả trong khi ngủ mơđược thấy thành thánh Giêrusalem trên trời và khởi đầu cuộc hành hương. Một phụ nữ tên là Ân Sủng tặng cho khách hành hương sợi dây Đức Tin để thắt lưng, cây gậy Đức Cậy để chống. Khách hành hương lên một thuyền nhỏ, lênh đênh giữa sóng gió của biển Thế Gian. Cuối cùng, khách hành hương được thuyền Cứu Độđến đón, thuyền ấy chính là Dòng Xitô. Sau này thánh I-nhã tự xưng là khách hành hương: có thể xuất phát từđó.

[60] Xem Hk 17.

[61] Hk 17.

[62] Bà có điên thật không? Có thể lúc còn trẻ, bà có những biểu hiện nông nổi. Mặt khác, tình yêu bà dành cho chồng được diễn tả phần nào vượt mức bình thường. Nhưng hình như quan trọng hơn là vấn đề chính trị. Vua Fernando Công Giáo muốn một Tây Ban Nha thống nhất để trở thành cường quốc hàng đầu trên thế giới: mục đích tối hậu là lãnh đạo Châu Âu chinh phục toàn thế giới. Ông cho rằng Juana, con gái ông, không thểđảm nhận trọng trách ấy được. Bà bị vua cha quản thúc và cô lập ở Tordesillas. Chính tình trạng ấy, đặc biệt từ khi chồng bà chết, khiến bà càng trở nên mất quân bình hơn.

[63] Pietro Martír de Angleria, vị giáo sư văn chương tại hoàng cung Arévalo, gọi bà là “béo phì và sâu rượu”. Xem Pedro de Leturia, El gentilhombre Inigo de Loyola, tr.72.

[64] Hơn nữa, dân chúng Castilla coi nữ hoàng Isabel Công Giáo như bà mẹ, không ai thay thếđược.

[65] Luis Fernandez Martin, Los anos juveniles de Inigo de Loyola, trang 137: trích dẫn Galíndez de Carvajal, Memorial, 251-252.

[66] Ricardo García-Villoslada, San Ignacio de Loyola, Nueva biografía, trang 77, trích dẫn Prudencio de Sandoval, Historia de la vida y hechos del emperador Carlos V, II, trang 21; BAE 80,93.

[67] Theo Rogelio García Mateo, S.J., vua Fernando Công Giáo gợi cho thánh I-nhã hình ảnh về vị “ Vua Muôn Đời” ngài sẽ nói đến trong Linh Thao (Xem El “Rey eternal” y las ideas politicas de la corona ce Castilla, trong Ignacio de Loyola en Castilla, trang 143.

[68] Ricardo García-Villoslada, sdd trang 80.

[69] Hk 53.

[70] Xem Francisco de Borja de Medina, S.J., Inigo López de Loyola: probable estancia en Sevilla (1508 y 1511) y su reflejo en los ejercicios, AHSJ LXIII 1994, trang 3-75. Tại Loyola, ngay khi hoán cải, điều đầu tiên thánh I-nhã dự tính là sẽ vào đan viện Sevilla (Hk 12). Tại sao? Theo tác giả, có nhiều chứng cứ lịch sử cho thấy có thể thánh I-nhã đã tháp tùng Don Juan đến Sevilla trong hai năm ấy, để họp triều đình, và điều này giúp hiểu một số điểm quan trọng trong Linh Thao. Năm 1508, vua Fernando Công Giáo đến Sevilla để trừng phạt hầu tước Pedro Fernandez nổi loạn ở Cordoba. Tuy nhiên, đương sự đã nhờ người xin ân xá, và đích thân đến trước mặt vua như một tội nhân. Có thể đó là điều khởi hứng cho thánh I-nhã dùng hình ảnh một hiệp sĩ phản bội rồi hối cải (Lt 74). Năm 1511, vua Fernando Công Giáo nêu dự tính mở một cuộc chiến chống lại người Hồi Giáo để giải phóng Giêrusalem. Có thể đó là điểm khởi hứng cho thánh I-nhã viết bài Đức Vua (Lt 101). Sevilla là thành phố giàu sang nhất tại Tây Ban Nha thời đó, nhưng cũng bị người đương thời gọi là Babylon, vì tội lỗi tràn lan. Trái lại đan viện Santa Maria de Las Cuevas, dòng Chartreux, ở sát ngay Sevilla có thể được coi là Giêrusalem đối lại với Babylon. Phải chăng đó là điểm khởi hứng cho thánh I-nhã soạn bài Hai Cờ Hiệu (Lt 136)? Trên đây chỉ là một số thí dụ.

[71] Summario, 3;trong MI, FN I, 154.

[72] Summario, 5; trong MI, FN I, 156.

[73] Vita Ignatii, trang 16.

[74] Xem FD, MHSI 115, tr. 229-246. Ricardo García-Villoslada, Ignacio de Loyola, Nueva Biografía, trang 97.

[75] Trọng sắc Romanum decet ngày 27.7.1493 của Đức Giáo Hoàng Alexandrô VI ấn định những điều kiện df dc hưởng đặc ân giáo sĩ. Xem FD 229-246.

[76] FD, MHSI 115,tr. 242; 244.

[77] Một hôm mũi ngài mọc mụn, có mùi hôi. Ngài đóng cửa phòng không tiếp thầy thuốc, tự mình chữa bằng nước lạnh, khi khỏi mới ra ngoài. Trong những ngày ấy, có lần ngài đã nghĩ nếu không khỏi chắc phải vào tu trong một đan viện!

[78] FN IV, trang 85.

[79] FN I, trang 154.

[80] Thánh I-nhã de Loyola et l’art de la décision, tr. 18.

[81] Nhà vua có hai đời vợ (nữ hoàng Isabel Công Giáo rồi hoàng hậu Germaine), với mỗi người có một con trai, nhưng cả hai đều chết sớm, chỉ còn lại mấy người con gái. Theo luật lệ Tây Ban Nha, lần lượt hết con trai đến con gái kế vị cha mẹ.

[82] Gọi theo tiếng Đức là Karl, theo tiếng Tây Ban Nha là Carlos.

[83] Em của Karl, về sau kế vị anh làm hoàng đếĐế quc Rôma thánh ca Dân tc Đức từ 1556.

[84] Don Gonzalo Jímenez de Cisneros (1436-1517): dòng dõi quý tộc, tu sĩ dòng Thánh Phanxicô, linh hướng và cố vấn nữ hoàng Isabel Công Giáo, rồi Tổng Giám Mục Toledo, dần dần bỏ hoạt động mục vụđể lo việc chính trị. Năm 1506, nhiếp chính vương quốc Castilla và có tham vọng biến Tây Ban Nha thành một cường quốc.

[85] Tại sao hồng y nhiếp chính lại đề nghị như vậy? Hoàng hậu Germaine là người Pháp và còn trẻ. Hai điều có thể xảy ra khá dễ dàng: (1) bà tái giá với một người chống đối triều đình, chẳng hạn công tước Alba; (2) bà dùng tiền ủng hộ những người liên minh với Pháp, chẳng hạn nhóm Anjou lúc ấy đang nổi loạn ở Napoli. Những điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề cho Tây Ban Nha. Muốn giữ chân bà ở Tây Ban Nha và ngăn cản bà tái giá, phải trao cho bà quyền cai trị và hưởng niên lợi suốt đời trên một số thành, viện cớ khó chu cấp cho bà đều đặn từ Napoli xa xôi. Tiện nhất hẳn là những thành trên đây, vì ở sâu trên đất Tây Ban Nha, và bà lại rất thân với gia đình Juan Velázquez de Cuellar. Quả thực, bà chấp nhận quyết định của Carlos I và hứa sẽ không bao giờ ra khỏi Tây Ban Nha hay tái giá.

[86] Chắc chắn Juan Velázquez de Cuellar có nhiều lý do để phản đối. Trước hết, vì lòng trung thành, ông đòi phải tôn trọng quyết định của tiên vương. Thứ đến, quyền lợi của ông sẽ bị thiệt hại nặng nề, vì hoàng hậu có thể còn sống rất lâu. Cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất: đất Castilla được một người ngoài (Carlos I) giao cho một người ngoài khác (Germaine) cai trị. Đây là điều dân Castilla không chấp nhận. Theo Jesús Iturrioz, S.J., nữ hoàng Isabel Công Giáo đã từng cho biết sẽ không ai và không bao giờ, vì bất cứ lý do nào, được tách Arévalo ra khỏi Castilla (Xem Anos juveniles de S. Ignacio en Arévalo 1506-1517, trong Ignacio de Loyola en Castilla, trang 56). Luis Fernandez Martin, trong cuốn Los anos juveniles de Inigo de Loyola cho rằng lý do thâm sâu là sự đoạn tuyệt giữa hai người phụ nữ vốn hết sức thân thiết: hoàng hậu Germaine và bà María de Velasco. Hoàng hậu Germaine là người nhục cảm, khó sống độc thân: bằng chứng là mới năm 1518, bất chấp lời hứa, bà đã tái giá với hầu tước Juan de Brandeburgo; và khi hầu tước chết năm 1524, đến năm 1526 bà tái giá lần nữa với công tước Fernando de Aragon xứ Calabria. Trong khi đó, Juan Velázquez de Cuellar là một người đàn ông xấp xỉ 50 tuổi, cao lớn, khỏe mạnh, tài đức, được mọi người quý mến, đang trên đỉnh cao công danh, nên hấp dẫn bà và có thể bà đã có những thái độ khiến vợ của ông không chấp nhận được. Thực tế là trước khi có quyết định của Carlos I, hai người đã đoạn tuyệt rồi, nhưng hồng y nhiếp chính và cả nhà vua cũng chưa biết. Cho dầu Carlos I hứa giữ nguyên địa vị và quyền lợi của Juan Velázquez de Cuellar, ông vẫn quyết liệt chống đối. Sau này, năm 1520, Carlos I công khai thú nhận đã lầm về hoàng hậu Germaine. Nhưng đối với Juan Velázquez de Cuellar và cả với thánh I-nhã thì đã quá nuộn.

[87] Don Juan có nổi loạn không? Theo Luis Fernandez Martin, một tài liệu của triều đình cho biết điều được gọi là “nổi loạn vũ trang” ở Arévalo thực ra là: (1) đặt dân chúng trong tình trạng ứng chiến; (2) cho canh gác và tuần tra ngày đêm; (3) cho lính gác các cổng thành. “Ch vy thôi.” (Xem Los anos juveniles de Inigo de Loyola, trang 63.) Chắc ban đầu Don Juan nghĩđó chỉ là ý kiến của hồng y nhiếp chính nên cho người sang Bruxelles trình bày với Carlos I, mong nhà vua thay đổi quyết định. Mặc dầu nhà vua cho ông giữ nguyên chức tước và quyền lợi, lại ra lệnh cho hồng y nhiếp chính giữ nguyên trạng cho tới khi vua đến vào năm sau, ông muốn chứng tỏ cho vua biết dân chúng cương quyết liều chết chứ không chấp nhận, để buộc vua thay đổi phán quyết. Cần nhớ lúc ấy Don Juan là một công thần vừa tài giỏi vừa trung thành, trong khi vua Carlos I mới 16 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Bỉ, chưa hiểu biết gì về tình hình ở Tây Ban Nha.

[88] Pedro de Leturia, El gentilhombre Inigo Lopéz de Loyola, tr. 100.

[89] Hồng y Gonzalo Ximenes de Cisneros ít lâu sau cũng qua đời ngày 8.11.1517.

[90] Lúc ấy thánh I-nhã đang trong quá trình hoán cải ở Loyola.

[91] Thực ra, bà đã tái giá và về nhà chồng từ năm 1518 rồi.

[92] Hk 1.

[93] Xem Los anos juveniles de Inigo de Loyola, trang 167.

[94] Mon.Ign. I, v. I, trang 705.

[95] Vita, trong FN, IV, tr. 85.

[96] Memorial, số 290, FN, I, MHSI 66, p. 697.

 

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *