Thánh I-nhã : Tự do để yêu mến và phục vụ (VIII)

Phụ trang 22

Paris thời thánh I-nhã

 

Thành phố Paris hiện nay có diện tích 100 km2, từ đông sang tây chừng 12 km, từ bắc xuống nam khoảng 9 km, điểm thấp nhất ở độ cao 26 m trên mực nước biển.

Các cư dân đầu tiên sống trên khu vực Paris hiện nay mà lịch sử ghi nhận được là nhóm người Parisii. Họ đến định cư chủ yếu tại cù lao Cité trên sông Seine hiện nay khởi đầu từ khoảng năm 250 đến năm 100 trước công nguyên. Họ ở trong các chòi lá tròn, sinh sống bằng nghề chài lưới ở sông Seine và săn bắn ở các khu rừng lân cận.

Năm 52 trước công nguyên, đế quốc Rôma xâm chiếm và đô hộ Paris cũng như toàn bộ lãnh thổ nước Pháp hiện nay, lúc ấy gọi là xứ Gallia, thủ phủ tại Lyon. Lúc ấy, sông Seine rộng bằng hai hiện nay, và có nhiều cù lao, nhưng chỉ có người trên cù lao lớn nhất (tức là cù lao Cité hiện nay, lúc ấy rộng 10 hectares, nay rộng 17 hectares). Trên bờ phải sông Seine, phía đông là đầm lầy (khu Le Marais hiện nay), phía tây là rừng (dấu vết còn lại là Bois de Boulogne). Trên bờ trái, khu vực đồi Sainte-Geneviève hiện nay thường có người qua lại. Đế quốc Rôma cai trị Pháp gần 500 năm. Trong thời gian ấy, họ xây dựng từ trước công nguyên Dinh Trấn Thủ và Đền thờ thần Jupiter trên cù lao Cité. Giữa hai dinh thự ấy là khu phố buôn bán và sinh hoạt. Dần dần họ mở rộng sang khu đồi ở bờ trái. Các dấu vết hiện nay còn lại là một đền thờ, một đấu trường, một trường đua, một khu tắm tập thể, một nghĩa địa… Họ bắc cây cầu gỗ đầu tiên nối cù lao với bờ trái, hiện nay là Petit Pont (Cầu Nhỏ). Phía bờ phải, họ xây dựng hai đền thờ thần Mars và thần Mercure trên đồi Montmartre hiện nay. Họ cũng bắc một cầu gỗ nối cù lao với bờ phải, ban đầu được gọi là Grand Pont (Cầu Lớn), hiện nay là Pont Notre-Dame. Họ cũng xây dựng một đường sá, đặc biệt con đường lên hướng bắc, hiện nay là đường Saint-Denis và con đường xuống hướng nam, hiện nay là đường Saint-Jaques. Số dân Paris thời ấy khoảng 20 ngàn người. Trong thời kỳ này, thánh Denis đem Tin Mừng đến Paris và chịu tử đạo trên đồi Montmartre vào giữa thế kỷ III.          

Vào giữa thế kỷ V, quân Hung nô đe dọa Paris, nhiều người dân bỏ trốn, nhưng thánh nữ Geneviève kêu gọi dân chúng tin tưởng cầu nguyện xin Chúa che chở. Quân Hung nô không tấn công, và thánh nữ được coi là vị thánh bảo trợ Paris. Năm 486, Clovis chiến thắng người Rôma, làm chủ toàn bộ nước Pháp. Ông theo đạo và năm 508 chọn Paris làm thủ đô. Dần dần cả nước Pháp theo đạo và được mệnh danh là con đầu lòng của Hội Thánh. Các đền thờ Rôma được thay thế bằng các nhà thờ Công Giáo. Việc buôn bán phát triển mạnh, nên khu thương mại Paris được mở rộng về phía bắc, này là khu phố Halles. Tuy nhiên, trong khoảng 6 thế kỷ sau đó, Paris bị bỏ gần như hoang phế, nhất là sau 4 lần bị người Normand cướp phá vào thế kỷ IX. Năm 978, quân Đức xâm lăng Pháp và bị đánh bại tại Paris. Vua Hugues Carpet lên ngôi và nước Pháp chính thức thành hình. Phải đợi đến thế kỷ XI, Paris mới lấy lại thế mạnh và phát triển nhanh chóng, đặc biệt về phía bắc. Nhiều cung điện và dinh thự của hàng quý tộc, nhiều khu buôn bán của giới thương gia được xây dựng ở bờ phải, trong khi nhiều nhà thờ và tu viện, nhiều cơ sở giáo dục được xây dựng ở bờ trái. Đường sá trong thành phố được lát đá. Tường thành Philippe-Auguste được xây dựng vào đầu thế kỷ XIII cho thấy Paris thực sự đã là một thành phố. Vua thánh Louis IX với những cuộc viễn chinh của Đạo binh Thánh Giá vào nửa sau thế kỷ XIII cho thấy nước Pháp đã trở thành một khối dân công giáo và một cường quốc ở Châu Âu. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ XIV, nước Pháp suy yếu so với nước Anh trong cuộc chiến tranh 100 năm. Tường thành Charles V vào thế kỷ XIV đánh dấu việc Paris vừa được mở rộng hơn vừa được bảo vệ hơn về hướng bắc. Giữa thế kỷ XIV, Pháp đẩy lui được quân Anh, khởi đầu một cuộc phát triển nhanh chóng.

Thánh I-nhã đến Paris vào đầu thế kỷ XVI, lúc khởi đầu một thời kỳ phát triển đặc biệt của Paris. Paris lúc ấy là thành phố lớn nhất Châu Âu[133] với chừng 300 ngàn dân và được chia thành 3 khu khá rõ rệt: Mấy cù lao trên sông Seine là khu trung tâm, gọi là Cité; bờ phía bắc gồm các cung điện, các dinh thự, các khu buôn bán, gọi là Ville; bờ phiá nam gồm các học viện của Đại Học và các tu viện được gọi là Université. Nền văn minh thành thị bắt đầu phát triển cùng với giáo dục và thương mại, nên Paris vừa đông dân, vừa giàu có và trí thức, trở nên rất quan trọng đối với nước Pháp. Có thể nói ai làm chủ được Paris là làm chủ được nước Pháp. Sau hơn một thế kỷ các vua Pháp ở ngoài Paris, năm 1530 vua Francois I chính thức trở lại Paris và cho khởi công xây dựng Điện Louvre mới. Đa số dân Pháp thời ấy sống bằng nghề trồng trọt hay chăn nuôi. Dân Paris chủ yếu sống nhờ các dịch vụ: buôn bán, phục vụ các nhà quý tộc và các sinh viên. Việc buôn bán được thể hiện rõ nhất qua khu thương mại Les Halles và đoàn thương thuyền hùng hậu. Nhưng nét nổi bật nhất của Paris vẫn là sinh hoạt trí thức. Với đại học và sự phát triển của ngành in[134], Paris trở thành đầu não của nước Pháp và trung tâm trí thức hàng đầu của Châu Âu và Hội Thánh. Năm 1516, vua Pháp được Tòa Thánh trao quyền bảo trợ nghĩa là có toàn quyền về quản trị trên Giáo Hội Pháp. Năm 1525, quân Pháp bị đánh bại ở Pavia, miền bắc Ý, và vua Francois I bị Tây Ban Nha bắt làm tù binh; sau đó phải trả tiền chuộc và nhượng bộ về đất đai. Năm 1528, Công đồng giáo tỉnh Sens[135] đề ra những biện pháp kỷ luật để đối phó với phong trào Cải Cách Tin Lành. Paris vừa là trung tâm vừa là đầu não các biến động chính trị, văn hóa, kinh tế và tôn giáo của Pháp.

Sau thất bại của các đoàn Đạo Binh Thánh Giá, Châu Âu Công Giáo bị đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo đe dọa. Trong khi đó, hai thế lực hàng đầu của Châu Âu là hoàng đế Karl V và vua Francois I luôn luôn tranh chấp. Thêm vào đó, phong trào Tin Lành khiến cho Châu Âu bị chia rẽ trầm trọng. Bản tuyên xưng đức tin của phong trào Cải Cách Tin Lành năm 1530 tại Augsbourg, nước Đức, cũng như vụ ly dị rồi ly khai năm 1534 của vua Henry VIII, nước Anh, đều gây chấn động tại Paris. Paris sống từng ngày với những biến chuyển vừa nhanh chóng vừa quyết liệt của Châu Âu và Hội Thánh. Henri

 

 

Kiểm tra tương tự

Giới thiệu sách mới: VÂNG PHỤC TRONG ĐỜI TU – MỘT ĐÓNG GÓP CỦA LINH ĐẠO I-NHÃ

Sự vâng phục là một trong ba lời khấn mà các tu sĩ phải tuân …

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *