MẾN YÊU HẰNG NGÀY
Thứ 3, 08-09-2020 (Mt 1,1-16.18-23)
Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham: Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác; I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này; Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron; Khét-xơ-ron sinh A-ram; A-ram sinh Am-mi-na-đáp; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son; Nác-son sinh Xan-môn; Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết; Ô-vết sinh Gie-sê; ông Gie-sê sinh Đa-vít.
Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn; Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia; A-vi-gia sinh A-xa; A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram; Giô-ram sinh Út-di-gia; Út-di-gia sinh Gio-tham ; Gio-tham sinh A-khát; A-khát sinh Khít-ki-gia; Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se; Mơ-na-se sinh A-môn; A-môn sinh Giô-si-gia; Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Ba-by-lon.
Sau thời lưu đày ở Ba-by-lon, Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven; Dơ-rúp-ba-ven sinh A-vi-hút; A-vi-hút sinh En-gia-kim; En-gia-kim sinh A-do; A-do sinh Xa-đốc; Xa-đốc sinh A-khin; A-khin sinh Ê-li-hút; Ê-li-hút sinh E-la-da; E-la-da sinh Mát-than; Mát-than sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.
Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”
SUY NIỆM
Có lẽ bài Tin Mừng hôm nay là bài Tin Mừng khô khan nhất trong năm, chỉ là một danh sách dài các tên mà nhiều trong số đó hầu hết các Ki-tô hữu hiếm khi biết tới. Nhưng lại tỏ vang một thông điệp rằng: Chúa Giê-su hoàn toàn làm người, mặc lấy thân phận yếu hèn của một xác phàm.
Đoạn Tin Mừng này là phần mở đầu trong Tin Mừng Mát-thêu, được viết như sau “Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham.” Đây là hai tên tuổi nổi bật nhất trong gia phả. Đức Giê-su sẽ làm vua trong gia phả vua Đa-vít, và Ngài là hậu duệ từ Áp-ra-ham, người mà được Thiên Chúa đã hứa cùng ông: “Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta.” (St 22,18)
Tất nhiên đây không phải là gia phả hoàn chỉnh, nhưng tất cả các tên được nêu trên đều xuất hiện cách này hay cách khác trong Cựu Ước Do Thái. Có bốn người phụ nữ được nêu tên gồm Ta-ma, Ra-ha, Rút và Maria. Mỗi người có những đặc tính tốt theo cách riêng. Nhưng cũng có rất nhiều trong gia phả là những kẻ vô lại, thậm chí gồm cả vua Đa-vít, một trong những người tôi tớ xuất chúng của Thiên Chúa, đã từng là một kẻ ngoại tình và giết người (không tính những người ông giết trong chiến tranh).
Khi Con Thiên Chúa xuống thế làm người, Ngài thực sự chỉ là một xác phàm như mỗi người chúng ta. Sách Tin Mừng không hề cố gắng “tẩy trắng” cội nguồn hay các trực hệ trong gia phả của Ngài. Cả xấu lẫn tốt, gia phả của Chúa Giê-su chẳng hề thiếu. Chẳng những thế, trong suốt cuộc sống nơi trần thế, Chúa Giê-su đã luôn “cùng ăn, cùng uống” với những người bị xem là tội lỗi. Ngài đã chữa lành tất cả những ai chạy đến với Ngài, dù là người được kính trọng, hay kẻ bị xem thường, dù là con cái nhà Israel, hay dân ngoại vô đạo. Ngài giảng dạy, ban Lời cho tất cả mọi người chẳng ngoại trừ ai, cho dù đó có là những kẻ cứng lòng, ghen ghét hay tự phụ. Ngài chưa từng ghét bỏ ai, cũng chưa bao giờ xa lánh kẻ nào. Ngài đã sống và đối diện với tất cả những đau khổ, yếu hèn của một kiếp người. Tác giả Tin Mừng Gio-an đã viết: “Ngôi Lời đã trở nên nhục thể và ở giữa chúng ta”- Ngài đã chẳng nói sai sự thật.
Và nếu Chúa Giê-su đã hoàn toàn hóa thân làm người trong thế gian để rao giảng thông điệp tình yêu Thiên Chúa cho thế gian và dành cho thế gian, thì chúng ta cũng phải hóa thân hoàn toàn như Ngài. Nếu chúng ta nghĩ rằng: để nên giống Chúa Giê-su, chúng ta phải tách mình ra khỏi thế giới vật chất và tội lỗi này thì chúng ta vẫn chưa sống đúng lời mời gọi của Chúa Giê-su. Bởi lẽ, chúng ta không thể thành “muối mặn” cho đời nếu chúng ta không ở giữa đời. Chỉ khi chúng ta nhận định đầy đủ các giá trị và mối quan tâm tới Nước Thiên Chúa, chúng ta mới có thể trở nên muối mặn. Bằng không, chúng ta chỉ là “muối” mà chẳng có vị gì.
—–//——//——
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://livingspace.sacredspace.ie/a1217g/
Perhaps this is regarded as one of the dullest Gospel readings of the year! It consists of a long list of names, many of which mean very little to most Christians. But it has one resounding message: Jesus fully entered our human condition, with all its virtues and vices.
One of the main purposes of Matthew’s Gospel, which was written for Jewish Christians by Jewish Christians, is to show the continuity of Jesus in the history and tradition of Israel. Jesus was no upstart. Still less was he a rebel or a traitor. On the contrary, he was the natural development of the long process of God’s relationship with his people. Not only was he the natural development, he was the long-awaited climax. He was no less than the Messiah, the Christ, the Anointed King of Israel.
Today’s passage from Matthew is the opening of his Gospel. It is introduced with the words: “The book of the genealogy of Jesus Christ, the son of David, the son of Abraham.” These two names are the most significant in the family line. Jesus as the Christ will be a King in the line of David. And he is descended from Abraham to whom God had said: “…in your descendants all the nations of the earth shall find blessing” (Gen 22:18).
The genealogy is divided into three significant parts, each with fourteen generations. This is probably because the numerical value of the Hebrew letters in David’s name amounts to 14. The third and last list actually only contains 13 names. Perhaps Matthew meant Jesus’ name to be part of the list. After all, the genealogy of Jesus continues beyond him to his followers. Or perhaps a scribe somewhere along the line got his numbers mixed up.
The first part is from Abraham down to David, the second from David to the deportation to Babylon, and the third from the deportation to Joseph and Mary.
Of course, it is not a complete genealogy. The names mentioned all appear one way or another in the Hebrew Testament. There are four women mentioned – Tamar, Rahab, Ruth and Mary. Each one of them interesting characters in their own right. There are also a number of scoundrels in the list. Even David, one of the most outstanding servants of God, was an adulterer and a murderer (apart from those he killed in war).
When the Son of God became a human being, he really did become one of us. The Gospel makes no effort to “sanitise” his origins, or the members of his immediate family. There is no shortage of skeletons in Jesus’ cupboard. When John says, “The Word became a human being and lived among us”, he said no less than the truth.
And, if Jesus was totally incarnated in the world so that he could communicate the message of God’s love to the world and for the world, then we, too, must be totally incarnated. We are not true to our calling if we think that, in order to be true to Jesus, we have to separate ourselves from a material and sinful world. We cannot be the “salt” of the earth, unless we are fully inserted into it. But only when we also fully identify with the values and concerns of the Kingdom. Otherwise we are salt without taste.