🍀🍀MẾN YÊU HẰNG NGÀY🍀🍀
⏰Thứ 7, 02-10-2021⏰
🌻(Mt 18,1-5,10)🌻
Lúc ấy, các môn đệ lại gần hỏi Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” Đức Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời. Còn ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy.
Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; Quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”
🍀SUY NIỆM🍀
Hình ảnh trẻ nhỏ mà Chúa Giê-su nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay là những người thuộc về Nước Trời với tâm hồn đơn sơ, trong sáng, khiêm nhường và tín thác. Quả thật, nếu chúng ta trở nên như trẻ nhỏ, theo lời Chúa dạy thì chúng ta đang trên con đường tiến vào Nước Trời. Chúa Giê-su còn chỉ cho mỗi người chúng ta phương cách gặp gỡ và tiếp đón Chúa qua những người bé nhỏ xung quanh chúng ta khi Ngài tự đồng hóa mình với họ. Vì thế, chúng ta đừng bao giờ bỏ qua cơ hội được gặp Chúa trong đời sống thường ngày nơi những người nghèo hèn, bé nhỏ và những người đau khổ bệnh tật.
Tại sao Chúa Giê-su lại cảnh báo các môn đệ không được “khinh một ai trong những kẻ bé mọn?” Thiên Chúa nhìn những người bé mọn với tấm lòng thương xót và yêu mến, và họ được Thiên sứ của Chúa bảo hộ, “bởi chưng Người truyền cho thiên sứ giữ gìn bạn trên khắp nẻo đường” (Tv 91,11). Thiên Chúa sẽ không bỏ lại chúng ta bơ vơ “cho tới khi biết ta bỏ cái xấu mà chọn cái tốt” (Is 7,15) để Thiên sứ của Người, là “những bậc thiêng liêng chuyên lo phụng thờ Chúa, được sai đi phục vụ để mưu ích cho những kẻ sẽ được thừa hưởng ơn cứu độ” (Dt 1,14) bảo vệ chúng ta.
Giáo Hội mừng lễ kính các Thiên Thần Bản Mệnh hôm nay giúp chúng ta nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Khi con người sa ngã và trở nên yếu đuối trước sự tấn công của sự dữ, Thiên Chúa vẫn yêu thương và không bỏ rơi con người. Ngài gửi đến cho mỗi người chúng ta một vị bảo trợ, cùng chúng ta chống lại sự dữ, đó là các Thiên Thần Bản Mệnh.
Trong Kinh Thánh, nói về nhiều trường hợp con người được bảo hộ hay lắng nghe tiếng Chúa thông qua các Thiên Thần. Khi Thánh Phê-rô bị giam giữ trong tù ngục, Ngài đã được Thiên Thần Chúa đến đánh thức và giải thoát khỏi chốn hiểm nguy cách an toàn đến nỗi Thánh Phê-rô tưởng mình đang nằm mơ, nhưng khi biết những gì thực tế đã diễn ra, ông nói : “Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hê-rô-đê, và khỏi mọi điều dân Do-thái mong muốn tôi phải chịu” (Cv 12,11). Khi Đa-ni-e bị ném vào chuồng sư tử, một Thiên sứ đã đến bảo vệ Ngài khỏi mọi hư tổn (Đn 6,22).
Thánh Gio-an Kim Khẩu (347-407 AD), vị cha xứ nổi tiếng với tài thuyết giảng, so sánh các thiên thần bản mệnh với những người canh giữ thành phố trước các quân thù. Thánh Basiliô Cả (329-379 AD) cũng nói: “Bên cạnh mỗi tín hữu tồn tại các thiên thần với vai trò người bảo hộ cũng như là mục tử đưa họ về sự sống.” Các thiên thần phục vụ và hồi sức cho Đức Giê-su sau khi Người ăn chay cầu nguyện trong hoang địa, cũng theo an ủi nâng đỡ Người trong Vườn Giệt-si-ma-ni (Lc 22,43). Các thiên thần cũng sẽ xuất hiện để giúp đỡ Thiên Chúa trong việc xét xử vào Ngày Sau Hết (Mt 25,31). Các Ngài chính là người cho chúng ta thấy được rằng vũ trụ mà Chúa đã tạo dựng nên không chỉ đơn giản là một khối vật chất.
Những thiên thần sa ngã (Gđ 6; 2 Pr 2,4; Kh 12,9) được miêu tả trong Kinh Thánh như ma quỷ (Mc 5,13; Mt 25,41) tìm cách phá hủy chúng ta (1Pr 5,8). Nếu chúng không thể thuyết phục chúng ta từ bỏ đức tin và lòng trung thành đối với Thiên Chúa, chúng sẽ hướng lòng ta tập trung tới những điều tưởng chừng như tốt đẹp nhưng lại làm mất lòng Thiên Chúa. Chính vì thế, Thiên Chúa ban sức mạnh cho ta với sự giúp đỡ của các Thiên Thần. Đặc biệt, Người đặt trong lòng chúng ta tấm chắn đức tin và “binh giáp vũ khí của Thiên Chúa” (Ep 6,1-11) để ta kháng cự sức mạnh của quân thù. Qua đó, chúng ta cũng sẽ bước vào Nước Thiên Chúa để hát bài ca mừng Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên nhủ rằng: “Đối với các Thiên Thần Bản Mệnh, chúng ta chỉ cần một điều này thôi, đó là kính trọng và lắng nghe các ngài. Thái độ kính trọng và lắng nghe này được gọi là sự ngoan ngoãn. Là một Kitô hữu, chúng ta phải ngoan ngoãn và mở lòng ra với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Nhưng sự ngoan ngoãn này đã khởi đi ngay khi chúng ta kính trọng và vâng nghe các Thiên Thần Bản Mệnh rồi.” Bạn đã cảm tạ Chúa vì sự bảo hộ của các Thiên Thần Bản Mệnh chưa?
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã không để chúng con cô đơn một mình trong trần gian này, Chúa đã ban cho chúng con một “người bạn đồng hành” đáng tin cậy là các Thiên Thần Bản Mệnh. Xin cho cúng con luôn biết kính trọng, yêu mến và luôn sẵn sàng tuân theo lời chỉ dạy của các Thiên Thần Bản Mệnh qua tiếng nói lương tâm. Amen.
—//—-//—–//—–
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/2018/sep29.htm
What kind of harvest does the Lord want us to reap today for his kingdom? When Jesus commissioned seventy of his disciples to go on mission, he gave them a vision of a vast field that is ready to be harvested for the kingdom of God. Jesus frequently used the image of a harvest to convey the coming of God’s reign on earth. The harvest is the fruition of much labor and growth – beginning with the sowing of seeds, then growth to maturity, and finally the reaping of fruit for the harvest.
God’s word grows like a seed within us
In like manner, the word of God is sown in the hearts of receptive men and women who hear his word, accept it with trust and obedience, and then share the abundant fruit of God’s word in their life with others. The harvest Jesus had in mind was not only the gathering in of the people of Israel, but all the peoples (and nations) of the world. John the Evangelist tells us that “God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life” (John 3:16).
Be a sower of God’s word of peace and mercy
What does Jesus mean when he says his disciples must be “lambs in the midst of wolves”? The prophet Isaiah foretold a time when wolves and lambs will dwell in peace (Isaiah 11:6 and 65:25). This certainly refers to the second coming of the Lord Jesus when all will be united under the Lordship of Jesus after he has put down his enemies and established the reign of God over the heavens and the earth. In the meantime, the disciples must expect opposition and persecution from those who would oppose the Gospel. Jesus came to lay down his life for us, as our sacrificial lamb, to atone for our sins and the sins of the world. We, in turn, must be willing to offer our lives with gratitude and humble service for our Savior, the Lord Jesus Christ.
We are called to speak and witness in God’s name
What is the significance of Jesus appointing seventy disciples to the ministry of the word? Seventy was a significant number in biblical times. Moses chose seventy elders to help him in the task of leading the people through the wilderness. The Jewish Sanhedrin, the governing council for the nation of Israel, was composed of seventy members. In Jesus’ times seventy was held to be the number of nations throughout the world. Jesus commissioned the seventy to a two-fold task – to speak in his name and to act with his power.
Jesus gave his disciples instructions for how they were to carry out their ministry. They must go and serve as people without guile, full of charity (selfless giving in love) and peace, and simplicity. They must give their full attention to the proclamation of God’s kingdom and not be diverted by other lesser things. They must travel light – only take what was essential and leave behind whatever would distract them – in order to concentrate on the task of speaking the word of the God. They must do their work, not for what they can get out of it, but for what they can give freely to others, without expecting reward or payment. “Poverty of spirit” frees us from greed and preoccupation with possessions and makes ample room for God’s provision. The Lord Jesus wants his disciples to be dependent on him and not on themselves.
God gives us his life-giving word that we may have abundant life in him. He wills to work in and through each of us for his glory. God shares his word with us and he commissions us to speak it boldly and plainly to others. Do you witness the truth and joy of the Gospel by word and example to those around you?
“Lord Jesus, may the joy and truth of the Gospel transform my life that I may witness it to those around me. Grant that I may spread your truth and merciful love wherever I go.”