[Mến Yêu Hằng Ngày]: 10.9.2019, Lc 6,12-19

MẾN YÊU HẰNG NGÀY

Thứ 3, 10-09-2019 (Lc 6,12-19)

Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Quá Khích, Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội.

Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.

SUY NIỆM

Có lẽ chúng ta sẽ khá ngạc nhiên sau khi đọc đoạn Tin Mừng này. Ngạc nhiên vì chỉ mỗi việc chọn mười hai Tông Đồ tiên khởi mà Chúa Giê-su phải mất cả nhiều đêm dài cầu nguyện. Chẳng phải Ngài là con Thiên Chúa, nơi Ngài có quyền năng, sự khôn ngoan, có mối dây liên kết mật thiết với Chúa Cha và biết được công trình cứu độ của Cha Ngài tường tận rồi hay sao? Vì sao Ngài còn phải làm thế?

Ngài cầu nguyện không phải vì Ngài “phải” làm thế, nhưng vì đó là con người của Chúa Giê-su. Ngài luôn gắn bó với Chúa Cha. Do vậy, việc cầu nguyện là một điều rất đỗi bình thường trong đời sống và căn tính thần linh của Ngài. Đối với Chúa Giê-su, việc dành cả đêm để cầu nguyện, tách biệt khỏi mọi thứ và chỉ ở với Cha, là một sự thể hiện bình thường cho tình yêu vâng phục trong sự hiệp nhất của Ngài với Chúa Cha.

Qua những đoạn Tin Mừng, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc cầu nguyện và Chúa Giêsu luôn cầu nguyện trước khi đưa ra các quyết định. Ngài hay lánh riêng ra một nơi hoang vắng để cầu nguyện và sống tương quan mật thiết với Chúa Cha. Đó là một cách Ngài “bỏ mình”, từ bỏ bản tính con người cho ý muốn hoàn hảo của Chúa Cha, để nhờ đó tiếp tục sống thánh ý Chúa Cha nơi trần thế.

Vậy tất cả những lời ta cầu nguyện, những việc lành ta làm, những lời thống hối của ta sẽ chẳng là gì nếu không được dâng cho Chúa như ý Ngài mong muốn và nếu chúng không được dẫn dắt bởi Thánh Thần. Tất cả đến từ Thánh Ý, thực hiện trong Thánh Ý và trọn vẹn Thánh Ý Thiên Chúa theo như cách Chúa Giêsu làm trong lời thiết tha của Ngài Xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha.” (Lc 22,42) Và đó là con đường mà các Thánh đã bước theo: Các ngài chỉ duy tìm thánh Ý và thực hiện điều đó mà thôi. Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta, Ngài cầu nguyện thiết tha để thi hành Thánh Ý của Chúa Cha, các thánh cũng chỉ mong tìm gặp Thánh Ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, thì thân phận bụi đất như chúng ta được Đấng Tạo Hoá yêu thương, dựng nên – mà lại không noi bước sao?

Lạy Chúa, xin ban cho con một quả tim khát khao ở với Chúa trong cầu nguyện mỗi ngày. Xin thứ lỗi cho những lúc con đến xin Ngài mà chỉ muốn Ngài theo ý con thôi. Ước gì con biết phó thác hoàn toàn cuộc sống con cho Chúa mà không giữ lại chút gì. Tạ ơn Chúa, vì Ngài đã đến, ở lại và hướng dẫn mọi hành động của con. Mạng sống con là của Ngài, ôi lạy Chúa. Cuộc đời con là của Ngài, Chúa ơi!

—//—-//—-

Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao

Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/ordinary-time-weeks-18-34/twenty-third-week-in-ordinary-time/

Kiểm tra tương tự

Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem

Các mục đồng thờ lạy Chúa (1622). Hoạ Sĩ Gerrit van Honthorst (1592-1656). Tranh được …

Mến Yêu Hằng Ngày, 23-12-2024

MẾN YÊU HẰNG NGÀY Thứ 2, 23-12-2024 (Lc 1,57-66) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *