I. TRIỀU ĐẠI TỔNG QUẢN AQUAVIVA
1. Bầu Tổng Quản
Sau khi Mecurian qua đời, Mannaerts được bầu làm tổng đại diện.
Tổng Hội IV được ấn định họp ngày 7/2/1581.Nảy sinh vấn đề “âm mưu nắm quyền” của tổng đại diện Mannaerts. Một uỷ ban 4 thệ sĩ được lập ra để cứu xét vấn đề. Kết luận: Mannaert không hoàn toàn vô tội; Mannaerts phản đối, tuy nhiên tự rút tên mình ra khỏi những đại biểu được bầu… Vấn đề được giải quyết.
Đại hội bầu Aquaviva làm tổng quản. Đại hội đã đưa ra 59 nghị quyết, trong đó đáng lưu ý là việc Tổng quản được phép giải thích Hiến Chương (mang tính hướng dẫn thực hành, không là lập luật), được phép chỉ định một Tổng Đại Diện để điều hành Dòng sau khi mình qua đời. Tổng quản không được phép giải thể một học viện nếu không có ý kiến thuận của nhiều người liên hệ.
Đây là đại hội cuối cùng có mặt các bạn trong nhóm đầu tiên .
Những việc mà Aquaviva phải đương đầu (thực hiện) trong hơn 33 năm làm Tổng quản của mình: gìn giữ thể chế của Dòng nguyên tuyền theo thánh Inhã (khi mà số GSH tăng vọt từ 5000 lên 13.000), ổn định việc học trong Dòng với việc ban hành Ratio Studiorum (Học quy) khi mà các trường tăng đột biến từ 144 lên 372) cũng như ổn định cơ cấu tổ chức khi các nhà tăng từ 33 lên 123, các tỉnh từ 21 lên 32, bên cạnh đó tiến hành việc thích nghi vào văn hoá bản địa trong truyền giáo (Ấn Độ, Trung Quốc), đẩy mạnh các sứ vụ nước ngoài.
2. Bảo vệ thể chế
a. Vấn nạn khởi đầu
Một số GSH TBN (số ít, nhưng có ảnh hưởng trên triều đình TBN) theo Antonio de Araoz tiếp tục khuấy đảo bầu khí bình an, họ muốn thay đổi Hiến Chương Dòng, hai trong số những điểm quan trọng họ muốn đổi:
Hạn chế quyền hành của Bề Trên Cả trong việc chỉ định các Giám Tỉnh và viện trưởng.
Trao việc chỉ định hai chức vụ trên cho công hội tỉnh (Provincial chapters).
Tiến trình giải quyết
Với mục đích trên, những người gây rối đã khiếu nại đến Toà Truy Tà ở Tây Ban Nha và Toà Thánh (hai đời GH Sixtus V và Clement VIII). Dưới áp lực của Phillip II (vua TBN), một chuyến kinh lược Dòng Tên ở TBN sẽ được thực hiện và vị kinh lược sứ (giám mục Jeronimo Marique – giám mục Cartagena) có quyền thay đổi HC Dòng.
Aquaviva thực hiện một cuộc vận động để huỷ chuyến kinh lược này: các giám tỉnh ở TBN và BĐN sẽ chống lại chuyến kinh lược này qua bản ký đồng thuận của các thệ sĩ có thế giá và đệ trình cho vua, bản thân của Aquaviva cũng giải trình với vua TBN và GH Sixtus. Chuyến kinh lược bị bỏ, thay vào đó, vị kinh lược mới sẽ là Anchieta.
Tuy nhiên, GH lại muốn Dòng đổi HC, nên trao cho Toà Truy Tà xem xét HC Dòng.Aquaviva chống lại bằng cách xin ý kiến của các Giám mục và công tước khắp nơi ở Châu Âu về hoạt động của Dòng – vốn dựa trên HC.
Vấn đề lại tập trung vào một vài điểm trong HC: GSH không làm việc đền tội, việc bày tỏ lương tâm, bản chất lời khấn của học viên..Tuy nhiên, Aquaviva trả lời ổn thoả, vì thế HC không thay đổi gì, trừ việc tên Dòng.Sixtus V không muốn Dòng được gọi là “Dòng CGS”.Tuy nhiên, trước khi ban một nghị quyết đổi tên Dòng, vị GH này đã qua đời.Vấn đề trôi vào quên lãng.
b. Ba vấn nạn thời ĐGH Clement VIII(1592-1605)
Vấn nạn 1: Những GSH thù nghịch ở TBN muốn truất phế quyền Tổng Quản nên đòi hỏi triệu tập một Tổng Hội. Vấn nạn này được khơi mào bởi Jose de Acosta – một tông đồ vốn nhiệt thành ở Peru nhưng vì sau đó không được chỉ định làm Giám Tỉnh. Với sự vận động của y, GH Clement đòi Dòng triệu tập một Tổng Hội. Tuy nhiên, những người chống đối không ai được quyền dự Tổng Hội cả, vì vậy họ gây áp lực ngang qua triều đình TBN để ĐGH phong hồng y cho Francisco Toledo (cũng là 1 GSH chống đối Aquaviva) để sau đó vị này chủ trì Tổng hội. Tuy nhiên, âm mưu này bất thành.
Tổng Hội họp bình thường, và đi đến nhất trí với cách quản trị Dòng của Aquaviva.Tổng Hội cũng khai trừ những người chống đối Dòng. Trong vụ này, vì có 25/27 GSH TBN ký tên vào bản chống lại HC Dòng là gốc Do Thái và Hồi Giáo, nên Tổng Hội cũng ra quyết định là từ này không nhận vào Dòng những ai có gốc Hồi Giáo hay Do Thái Giáo .
Vấn nạn 2: GH Clement VIII không đồng ý nhiệm kỳ Tổng Quản trọn đời.
Vì thế, ngài định chỉ định Aquaviva làm TGM Naples, tuy nhiên, các cha đã “tương kế tựu kế tung tin đồn xin phong Hồng y cho ngài, điều này làm cho Hồng Y Toledo lo sợ, vì vậy vị hồng y này đã xin để ĐGH rút bổ nhiệm.
Vấn nạn 3: Âm mưu tách ly Aquaviva khỏi Dòng
Vấn nạn khởi phát do Fernando Mendoza – một GSH có tương quan tốt với triều đình TBN nhưng lại có óc chống bề trên. Ông ta vận động Phillip II, Phillip II gây áp lực với Toà Thánh để triệu Aquaviva đi TBN, nhưng Aquaviva lâm trọng bệnh, thế là âm mưu lại một lần nữa thất bại.
3. Đời sống của Dòng trong những năm tháng thăng trầm
Song song với việc phải chống chọi với những cơn sóng lớn từ bên ngoài, Aquaviva cũng lo cải tổ, canh tân đời sống Dòng bằng những huấn thị theo sát tinh thần thánh Inhã: tính hiệu quả của công cuộc tông đồ của Dòng hệ tại ở sự liên kết giữa anh em GSH và giữa từng cá nhân với Chúa. Ngài đặc biệt nhấn mạnh điều này cho các bề trên trong hai cuộc gặp mặt năm 1604 và 1613.
8/5/1590, ngài gửi toàn Dòng một bức thư quan trọng bàn về mối tương quan giữa hai đặc tính tông đồ và “đan tu trong Dòng”, theo đó ngài nhấn mạnh đến đặc tính tông đồ với những lưu ý: các GSH đã hoàn tất huấn luyện thì tự do sắp xếp việc thiêng liêng sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ ngày sống, những ai đã có kinh nghiệm lâu dài trong đàng thiêng liêng thì việc cầu nguyện hãy để thuận theo tác động của Thánh Thần, sẵn sàng hiến tế vì mục tiêu tông đồ, có thói quen cầu nguyện giữa lao tác, điều độ trong việc đền tội, tránh xao nhãng hoặc thái quá.
Bận tâm của ngài còn được thể hiện trong quyển sách: “Helps to the Cure of Spiritual Sickness for the Use of Superiors in the Society”.
Tổng Hội năm 1593 cũng quyết định: thời gian nhà tập 2 năm.
Năm 1608, TH VI khai mạc (theo như đề nghị từ hội nghị đại biểu hai năm trước).TH tiếp tục bày tỏ sự tin tưởng đối với đường lối lãnh đạo của Aquaviva.Cũng năm này, cha Inhã được phong chân phước (bởi ĐGH Paul V).
TH 1608 cũng quyết định mỗi GSH hằng năm phải linh thao từ 8 đến 10 ngày.
Đối với những ai chưa khấn cuối, cần có triduum trước khi lặp lại lời khấn (2 lần 1 năm).Đồng thời, khuôn mẫu, nội dung của năm tập 3 cũng ra đời.
ĐH VI cũng chính thức chấp nhận việc mở những ĐH dành riêng cho giáo dân, thiết lập thêm vùng Pháp bên cạnh 4 vùng được thiết lập từ ĐH I (Ý, Đức, TBN, BĐN)
Kiểm tra tương tự
Phỏng vấn linh mục Đỗ Quang Chính về cuốn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ
Tính đến nay, chữ Quốc ngữ đã có một lịch sử hình thành và phát …