💒💒💒MẾN YÊU HẰNG NGÀY💒💒💒
⏰Thứ 4, 19-08-2020⏰
📖(Mt 20, 1-16a)📖
“Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng.” Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: “Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?” Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi.” Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!” Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất.” Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt.” Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao ? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.
☘️☘️☘️SUY NIỆM☘️☘️☘️
“Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức” (Mt 20,15b)
Câu này được trích từ dụ ngôn ông chủ vườn nho thuê các nhóm thợ ở năm thời điểm khác nhau trong ngày. Nhóm đầu tiên được thuê vào lúc hừng đông, nhóm hai vào lúc 9 giờ sáng, nhóm thứ ba vào giữa trưa, và lần lượt hai nhóm còn lại lúc 3 giờ và 5 giờ chiều. Những người thợ được thuê vào lúc sáng sớm phải làm khoảng 12 tiếng trong khi nhóm thợ được gọi lúc 5 giờ chiều chỉ làm vỏn vẹn 1 tiếng đồng hồ. Vấn đề là ông chủ lại trả công cho tất cả mọi người mức lương bằng nhau. Chính điều này đã khiến cho nhóm thợ làm nhiều giờ phải ghen tức. Chắc hẳn chúng ta có thể hiểu được nỗi ghen tức của những người thợ làm việc cả ngày khi đặt mình vào trường hợp của họ. Họ làm đủ 12 tiếng và được trả công đúng theo thỏa thuận từ sáng sớm. Nhưng họ ghen tức vì những người khác chỉ làm 1 tiếng mà được ông chủ hào phóng trả công bằng mức lương của một ngày.
Bằng con mắt của toán học và so sánh, lời kêu trách của họ có vẻ hợp lý: người khác vào sau, làm ít hơn, nhưng lại được trả công như làm cả ngày. Tuy vậy, sự hợp lí và công bằng mà họ nghĩ lại được nhìn dưới con mắt ghen tức. Chính vì ghen tức, họ mù quáng không nhận thấy sự rộng rãi và tốt lành của ông chủ, không vui mừng thay cho những người thợ khác. Vì ghen tức, họ không còn thấy hân hoan khi được ông chủ kêu gọi đi làm vườn, và không cảm nhận được niềm vui của lao động và đón nhận những thành quả như công khó mình làm ra.
Ngay giờ này đây, thử đặt bản thân mình vào nhóm thợ lúc hừng đông và chứng kiến hành động rộng rãi của ông chủ đối với những người khác, liệu bạn có nhận ra sự tốt lành của ông chủ và hoan hỉ thay cho nhóm thợ được trả công bội hậu?. Liệu bạn có mừng thay và chúc mừng khi họ nhận được món quà đặc biệt chăng? Hay bạn sẽ chôn mình trong mớ hỗn độn của lòng ghen tị và thất vọng. Thành thật mà nói, hầu hết chúng ta đều sẽ bị giằng xé nội tâm trong tình huống này. Nhưng đừng vội buồn, vì khi chúng ta nhận ra mình đang bị giằng xé trong sự ghen tị tức là chúng ta đã nhận được ân sủng. Ân sủng ấy khiến chúng ta ý thức được mình đang bị tội lỗi bủa vây và mách bảo ta làm những điều đúng đắn đúng với ý Chúa.
Phản tỉnh lại bản thân, nhìn nhận lại những vết tích của sự ghen tị hiện hữu trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Liệu bạn và tôi có thật sự hoan hỉ và thấy tròn đầy trong thành công của người khác? Chúng ta có chân thành biết ơn Thiên Chúa khi Ngài ban xuống cho người khác những hồng ân đầy bất ngờ. Nếu bạn đang đấu tranh trong suy nghĩ, thì xin hãy tạ ơn Chúa vì Ngài khiến bạn nhận ra điều đó. Ghen tị là tội lỗi, và tội ấy sẽ dẫn ta đến những nỗi buồn và niềm thất vọng. Bạn nên vui mừng vì đã nhận ra nó, nhờ đó mà bước đầu ta có thể vượt qua cám dỗ của lòng ghen tị
Ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa, vì Chúa cho ta cơ hội được sống, lao động và học tập để tìm Chúa trong việc làm mỗi ngày. Tạ ơn Chúa, vì Chúa cũng ban cho những người xung quanh ta có việc làm để nuôi sống họ và gia đình. Và rồi, chúng ta ý thức rằng, họ đang cùng ta vinh danh Chúa. Xin Chúa cho mỗi người nhận ra quà tặng Chúa ban, như ông Cô-lô-hét đã nhận ra: “Tôi nhận ra rằng đối với con người, không có hạnh phúc nào hơn là hưởng thú vui và sống thoải mái. Ngay cả chuyện ăn uống và hưởng những thành quả do công lao khó nhọc mình làm ra, thì đó đã là một món quà Thiên Chúa ban tặng rồi.” (Gv 3,12-13).
—//—-//—–//—–
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/ordinary-time-weeks-18-34/twentieth-week-in-ordinary-time/
“Are you envious because I am generous?” Matthew 20:15b
This line comes from the parable of the landowner who hired workers at five different times during the day. The first were hired at dawn, the second at 9 a.m., the others at noon, 3 p.m. and 5 p.m. Those hired at dawn worked about twelve hours and those hired at 5 p.m. worked only an hour. The “problem” was that the owner paid all the workers the same amount as if they all worked a full twelve-hour day.
At first, this experience would tempt anyone to envy. Envy is a sort of sadness or anger at the good fortune of others. Perhaps we can all understand the envy of those who put in a full day. They worked for the full twelve hours and received their full pay. But they were envious because those who worked only an hour were treated by the landowner with much generosity receiving a full day’s wage.
Try to put yourself into this parable and reflect upon how you would experience this generous action of the landowner toward others. Would you see his generosity and rejoice for those treated so well? Would you be grateful for them because they were given this special gift? Or would you, too, find yourself envious and upset. In all honesty, most of us would struggle with envy in this situation.
But that realization is a grace. It’s a grace to become aware of that ugly sin of envy. Even if we are not actually put into the position of acting upon our envy, it’s a grace to see that it’s there within.
Reflect, today, upon whether you see any traces of envy within your heart. Can you sincerely rejoice and be filled with much gratitude at the success of others? Can you sincerely be grateful to God when others are blessed with the unexpected and unwarranted generosity of others? If this is a struggle, then at least thank God that you are made aware of this. Envy is a sin, and it’s a sin that leaves us dissatisfied and sad. You should be grateful you see it because that is the first step in overcoming it.
Lord, I do sin and I honestly admit I have some envy in my heart. Thank you for helping me to see this and help me to now surrender that over. Please replace it with a sincere gratitude for the abundant grace and mercy You bestow on others. Jesus, I trust in You.