Mến Yêu Hằng Ngày, 20-08

☘️☘️MẾN YÊU HẰNG NGÀY☘️☘️

⏰Thứ 5, 20-08-2020⏰

💒(Mt 22, 1-14)💒

Đức Giê-su lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: “Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến. Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: “Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!” Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng. Rồi nhà vua bảo đầy tớ: “Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.” Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.

“Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: “Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?” Người ấy câm miệng không nói được gì. Nhà vua liền bảo những người phục dịch: “Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng! Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.”

 

📖SUY NIỆM📖

Một tiệc cưới hoàng gia cho chúng ta biết gì về vương quốc của Chúa? Một trong những hình ảnh đẹp nhất được dùng trong Kinh thánh để mô tả thiên đàng cũng giống như là lễ mừng đám cưới và bữa tiệc hoàng gia do nhà vua tổ chức cho hoàng tử và tân nương. Dù là bất cứ bữa tiệc lớn nào chúng ta có thể tưởng tượng trên trái đất, thiên đàng là bữa tiệc của tất cả các bữa tiệc vì Chúa tể trời đất mời chúng ta đến bữa tiệc quan trọng nhất – không chỉ đơn giản là người ngoài cuộc hay chỉ là thực khách – mà là thành viên của chính Chúa Kitô, nàng dâu Hội Thánh! Cuốn sách cuối cùng trong Kinh thánh kết thúc bằng lời mời dự tiệc cưới của Chiên Con – Chúa Giêsu, người đã hiến dâng cuộc đời của mình như một sự hy sinh chuộc tội cho chúng ta và hiện đang là Vua các Vua và Chúa các Chúa. (Kh 22,17). Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hiệp nhất với Ngài trong vương quốc của hòa bình và công bình trên trời.

 

Tại sao câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giêsu về bữa tiệc cưới lại có vẻ như tập trung vào vị vua tức giận, cuối cùng trừng phạt những người từ chối lời mời của ông và phạt kẻ đã ngược đãi những người hầu của ông? Dụ ngôn của Chúa Giêsu có hai câu chuyện. Việc đầu tiên là với các khách mời ban đầu được mời đến tiệc cưới. Nhà vua đã gửi lời mời trước cho các quan khách của mình, vì vậy họ sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị cho bữa tiệc. Thật là xúc phạm biết bao khi những vị khách được mời từ trước mà lại từ chối khi giờ khai tiệc đã đến! Họ xem nhẹ yêu cầu của nhà vua vì họ đặt lợi ích của mình lên trên yêu cầu của vua. Họ không chỉ xúc phạm vua mà còn xúc phạm người thừa kế ngai vàng. Sự tức giận của nhà vua là hợp lý bởi vì họ công khai từ chối tôn trọng danh dự mà nhà vua đáng phải có. Chúa Giêsu đã đưa ra lời cảnh báo này cho người Do Thái trong thời đại đó, vừa để truyền đạt ý muốn chia sẻ niềm vui Nước Trời với họ của Thiên Chúa, đồng thời cũng để cảnh báo về hậu quả của việc từ chối Người Con, Đấng Thiên Sai và Đấng Cứu Chuộc của họ.

 

Phần thứ hai câu chuyện tập trung vào những người không có liên hệ với nhà vua và những người sẽ không bao giờ nghĩ đến việc nhận được lời mời như vậy. “Ra các ngã đường… bất luận tốt xấu” chắc chắn là đề cập đến những người dân ngoại (không phải người Do Thái) và những người tội lỗi. Đây chắc chắn là một lời mời của ân sủng – một ân huệ trao ban dù người nhận chẳng xứng đáng hay có công trạng chi! Nhưng lời mời này cũng chứa một lời cảnh báo cho những người thẳng thừng từ chối hoặc những người đến dự tiệc cưới cách không xứng đáng. Ân sủng của Chúa là một món quà miễn phí, nhưng nó cũng là một trách nhiệm tuyệt vời.

 

Dieterich Bonhoeffer, một mục sư và là nhà thần học Lutheran ở Đức đã chết vì đức tin dưới sự cai trị của Đức Quốc xã của Hitler, đã phân biệt “ân sủng rẻ tiền” với “ân sủng vô giá”:

Ân sủng rẻ tiền là ân sủng mà chúng ta tự ban cho chính mình … rao giảng về sự tha thứ mà không đòi hỏi phải ăn năn thống hối(là thứ) ân sủng không cần môn đệ, không có thập giá, không có Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người, phục sinh và đang sống Ân sủng vô giá là phúc âm phải được tìm kiếm không ngừng, là món quà  được trao khi khẩn xin, là cánh cửa mà chúng ta phải gõ mới được mở. Ân sủng đó thật đắt vì nó mời gọi chúng ta bước theo Chúa Giêsu Ki-tô. Nó thật quý giá vì phải trả giá bằng chính mạng sống mình, và nó là ân sủng vì nó mang lại cho con người sự sống đích thực duy nhất.”

 

Thiên Chúa mời mỗi chúng ta như mời những người bạn hữu đến dự bữa tiệc trên trời của Ngài, bữa tiệc mà chúng ta có thể ăn mừng với Ngài và cùng chia sẻ niềm vui của Ngài. Bạn đã sẵn sàng để tham dự vào bàn tiệc của Chúa chưa?

 

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con luôn biết sống vui trong sự hiện diện của Ngài và lớn lên trong niềm hy vọng được diện kiến Nhan Thánh Chúa trong vương quốc bất diệt của Ngài. Amen.

 

 

—//—-//—–//—–

Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao

Nguồn: https://www.dailyscripture.net/daily-meditation/?ds_year=2020&date=aug20

 

What can a royal wedding party tell us about God’s kingdom? One of the most beautiful images used in the Scriptures to depict what heaven is like is the wedding celebration and royal feast given by the King for his newly-wed son and bride. Whatever grand feast we can imagine on earth, heaven is the feast of all feasts because the Lord of heaven and earth invites us to the most important banquet of all – not simply as bystanders or guests – but as members of Christ’s own body, his bride the church! The last book in the Bible ends with an invitation to the wedding feast of the Lamb – the Lord Jesus who offered his life as an atoning sacrifice for our sins and who now reigns as King of Kings and Lord of Lords. The Spirit and the Bride say, Come! (Revelations 22:17). The Lord Jesus invites us to be united with himself in his heavenly kingdom of peace and righteousness.

 

Whose interests come first – God or mine?

Why does Jesus’ parable of the marriage feast seem to focus on an angry king who ends up punishing those who refused his invitation and who mistreated his servants? Jesus’ parable contains two stories. The first has to do with the original guests invited to the marriage feast. The king had sent out invitations well in advance to his subjects, so they would have plenty of time to prepare for coming to the feast. How insulting for the invited guests to then refuse when the time for celebrating came! They made light of the King’s request because they put their own interests above his. They not only insulted the King but the heir to the throne as well. The king’s anger is justified because they openly refused to give the king the honor he was due. Jesus directed this warning to the Jews of his day, both to convey how much God wanted them to share in the joy of his kingdom, but also to give a warning about the consequences of refusing his Son, their Messiah and Savior.

 

An invitation we cannot refuse!

The second part of the story focuses on those who had no claim on the king and who would never have considered getting such an invitation. The “good and the bad” along the highways certainly referred to the Gentiles (non-Jews) and to sinners. This is certainly an invitation of grace – undeserved, unmerited favor and kindness! But this invitation also contains a warning for those who refuse it or who approach the wedding feast unworthily. God’s grace is a free gift, but it is also an awesome responsibility.

 

Cheap grace or costly grace?

Dieterich Bonhoeffer, a Lutheran pastor and theologian in Germany who died for his faith under Hitler’s Nazi rule, contrasted “cheap grace” and “costly grace”.

 

“Cheap grace is the grace we bestow on ourselves… the preaching of forgiveness without requiring repentance… grace without discipleship, grace without the cross, grace without Jesus Christ, living and incarnate… Costly grace is the gospel which must be sought again and again, the gift which must be asked for, the door at which a man must knock. Such grace is costly because it calls us to follow Jesus Christ. It is costly because it costs a man his life, and it is grace because it gives a man the only true life.”

God invites each of us as his friends to his heavenly banquet that we may celebrate with him and share in his joy. Are you ready to feast at the Lord’s banquet table?

 

Lord Jesus, may I always know the joy of living in your presence and grow in the hope of seeing you face to face in your everlasting kingdom.

 

Kiểm tra tương tự

Tông Đồ Cầu Nguyện, 26-12-2024

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 26/12/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG ​  Lòng trung thành …

Mến Yêu Hằng Ngày, 26-12-2024

MẾN YÊU HẰNG NGÀY Thứ 5, 26-12-2024 (Mt 10,17-22) “Hãy coi chừng người đời. Họ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *