Mến Yêu Hằng Ngày, 7.2.2020

Mến Yêu Hằng Ngày, 7.2.2020

Thứ 6, CN IV TN, Mc 6,14-29

Vua Hê-rô-đê nghe biết về Đức Giê-su, vì Người đã nổi danh. Có kẻ nói: “Đó là ông Gio-an Tẩy Giả từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ.” Kẻ khác nói: “Đó là ông Ê-li-a.” Kẻ khác nữa lại nói: “Đó là một ngôn sứ như một trong các ngôn sứ.” Vua Hê-rô-đê nghe thế, liền nói: “Ông Gio-an, ta đã cho chém đầu, chính ông đã trỗi dậy!”
Số là vua Hê-rô-đê đã sai người đi bắt ông Gio-an và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê, mà ông Gio-an lại bảo: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài!” Bà Hê-rô-đi-a căm thù ông Gio-an và muốn giết ông, nhưng không được. Thật vậy, vua Hê-rô-đê biết ông Gio-an là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.
Một ngày thuận lợi đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hê-rô-đê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Ga-li-lê. Con gái bà Hê-rô-đi-a vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con.” Vua lại còn thề: “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được.” Cô gái đi ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì đây?” Mẹ cô nói: “Đầu Gio-an Tẩy Giả.” Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gio-an Tẩy Giả, đặt trên mâm.” Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gio-an tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ. Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thi hài ông và đặt trong một ngôi mộ.

SUY NIỆM

Hê-rô-đê sau khi chém đầu Gio-an Tẩy Giả đã bị mặc cảm và bị dày vò bởi tội này, và có lẽ chính vì gánh nặng này đã khiến ông hoang tưởng mà có kết luận sai, khi cho rằng chính Chúa Giê-su là ông Gio-an Tẩy Giả đã hồi sinh.

Không khó khăn để nhận ra tâm lý chung của tất cả những ai sau khi phạm tội, như Hê-rô-đê, thay vì hối cải, lại càng chìm sâu trong tội. Vì lẽ đó họ dễ bị ám ảnh bởi những hành động sai trái và sinh ra hoang tưởng. Đối với Hê-rô-đê, ông dường như đã trở nên hoang tưởng, có thể chính là hậu quả do sự chai lì, đắm chìm trong tội mà không ăn năn hối cải.

Nhìn lại trong cuộc sống, chúng ta có thể nhận ra các “triệu chứng” này xảy ra với rất nhiều người. Việc ngủ sâu trong tội và không ăn năn hối cải đã cướp đi nhiều niềm vui của chúng ta. Một khi ta không biết ăn năn thống hối, ta sẽ phải hứng chịu những biến đổi phức tạp trong nhận thức dẫn đến hoang tưởng, nóng giận, tự biện minh cho chính mình và những cảm xúc, diễn biến tâm lý tiêu cực khác. Hê-rô-đê là một ví dụ điển hình để cảnh tỉnh cho mỗi người chúng ta.

Hôm nay, chúng ta hãy suy ngẫm về những xu hướng của bản thân trong cuộc sống của mình. Thời đại ngày nay với sự cổ xuý cho lối sống hưởng thụ và quy kỷ, chúng ta có xu hướng thích phạm tội. Bạn có thấy bản thân ảo tưởng về những lời nói cũng như việc làm của người khác không? Bạn có cố gắng biện minh cho hành động của mình không? Bạn có thái độ giận dữ và trút sự nóng giận của mình lên những người xung quanh không? Bạn hãy suy xét cách kĩ lưỡng về những xu hướng này, rồi nhìn sâu hơn về nguồn cơn của những xu hướng ấy là gì. Nếu bạn nhận thấy gốc rễ của chúng là một tội mà bạn chưa “ăn năn đau đớn”, bạn hãy ăn năn cách chân thành và dứt khoát, để Thiên Chúa có thể giải thoát bạn khỏi gánh nặng của tội cùng những hệ quả tiêu cực mà nó gây ra cho bạn.

Lạy Chúa, con thật lòng ăn năn thống hối về lỗi lầm con gây ra. Xin cho con được ơn nhìn nhận tội lỗi của chính mình, và thú tội với Chúa để được ơn tha thứ, giải thoát cùng chữa lành những tổn thương mà tội đã gây ra. Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Chúa.


Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao

Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/ordinary-time-weeks-1-17/fourth-week-in-ordinary-time/

The Effects of a Guilty Conscience

Friday of the Fourth Week in Ordinary Time

But when Herod learned of it, he said, “It is John whom I beheaded. He has been raised up.”  Mark 6:16

Jesus’ fame had become widespread among the people and many were talking about Him.  Some thought He was John the Baptist raised from the dead, others thought He was Elijah the prophet, others simply thought He was a new prophet.  They were all trying to figure out who this incredible man was who spoke with such wisdom and authority.

It’s interesting to note that Herod, who had beheaded John the Baptist, immediately concluded that Jesus must be John raised from the dead.  He speaks this conviction not so much as only a hunch, but as if he knew it to be a fact.  This is his definitive conclusion about Jesus.  Why does Herod arrive at this mistaken conviction?

Of course we do not know for certain why Herod arrived at this conviction, but we can speculate and arrive at a likely conclusion.  It appears that Herod felt very guilty about beheading John the Baptist and this guilt led him to this conclusion.

It’s interesting to note that when someone sins, as Herod did, and feels deep guilt without repenting of that sin, there arises various unhealthy effects such as a certain paranoid thinking process.  Herod is most likely paranoid, and he most likely is so as a result of his sin and his refusal to repent of his sin.

We can see this same tendency within all of us.  The refusal to repent of our sins often causes many other problems in our lives.  Unrepented sin can cause paranoid thinking, anger, self-justification and many other emotional and psychological issues.  Sin, though spiritual in nature, has an effect upon our whole person which is what we have a glimpse of in the person of Herod.  This is a good lesson for all of us.

Reflect, today, upon any similar tendencies you have in your life.  Do you find yourself getting paranoid about what others say or do?  Do you enter into a self-justification of your actions?  Do you get angry and project that anger on others who do not deserve it?  Reflect upon any of these tendencies you see and then look deeper at the source of them.  If you see that the root cause of these unhealthy tendencies is some unrepented sin in your own life, then repent of it honestly and completely so that our Lord can free you of the effects of sin.

Lord, I do repent of all sin.  I pray that I may see my sin honestly and sincerely.  And as I see my sin, help me to confess it to You so that I may be free not only of the burden of my sin, but also of the effects of that burden.  Jesus, I trust in You.

Kiểm tra tương tự

Tông Đồ Cầu Nguyện, 17-09-2024

  TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 17/09/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG Lối sống của …

10 Ý tưởng giúp các mẹ nạp lại năng lượng

Làm mẹ không bao giờ dễ dàng. Dưới đây là những ý tưởng từ những …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *