[Mở lòng]-Thứ Hai sau Chúa Nhật III mùa Chay

„Hôm sau, ông Gio-an lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa.” Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: “Các anh tìm gì thế? ” Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu? ” Người bảo họ: “Đến mà xem.” Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. (Ga 1,35-38).

Chúa Giêsu là mối lợi tuyệt hảo, là kho tàng quý báu nhất của cuộc đời. Vậy, tại sao chúng ta lại không lên đường để đi tìm mối lợi tuyệt hảo đó?

« Hãy tìm và gặp Chúa Kitô, nguồn mạch không bao giờ cạn của sự thật và sự sống; Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy đi lại con đường đức tin không bao giờ cùng. “Thưa Thầy, thầy sống ở đâu?” chúng ta hãy nói với Chúa Giêsu như thế; và Chúa đáp lời chúng ta như sau: “Hãy đến mà xem!”. Ðối với tín hữu, đây luôn là một cuộc đi tìm không ngừng và là một khám phá mới, bởi vì Chúa Kitô luôn luôn là như thế hôm qua, hôm nay và mãi mãi, nhưng chúng ta, thế giới, lịch sử, chúng ta không bao giờ như vậy mãi mãi; Chúa đến gặp chúng ta để trao ban cho chúng ta được hiệp thông với ngài và được sống sung mãn.“ (Đức Benedicto 16).

Đức Kitô là mối lợi tuyệt hảo và là nguồn mạch không bao giờ cạn của sự thật và sự sống. Vậy, còn chần chừ gì nữa? Tại sao chúng ta không lên đường ngay để đi tìm gặp Đức Kitô?

Có lẽ trong cuộc đời có rất nhiều những chướng ngại gián tiếp và trực tiếp, ngăn cản chúng ta lên đường đi tìm gặp Đức Kitô. Chướng ngại đó là gì vậy? Phải chăng là sợ hãi, phải chăng là tội lỗi, hay là những đam mê, hay là sự chai lì và tình trạng yên phận không còn muốn „bước ra khỏi chính mình“, bước ra khỏi khung cảnh sống quen thuộc của mình, hoặc những mối lợi khác của cuộc đời „rõ ràng“ hơn và hấp dẫn hơn? Nhưng thử hỏi rằng, khi tìm được những mối lợi đó, chúng ta có tìm được sự sống đích thực không? Những mối lợi đó có dẫn chúng ta đến với sự thật và chân lý, đến với chân thiện mỹ không? Rồi nếu một ngày nào đó, nguồn mạch của những mối lợi đó sẽ cạn dần cạn mòn thì sao? Hơn nữa, theo thời gian tuổi con người càng lớn, đầu càng có nhiều tóc bạc, thì thử hỏi rằng, những mối lợi kia có là bảo đảm để ta sống trường sinh hay không?

Mùa Chay thánh này là cơ hội để chúng ta bắt chước các môn đệ ngày xưa, mở lời hỏi Chúa: „Thưa thầy, Thầy ở đâu?“ Chúng ta cũng xin Chúa giúp chúng ta biết sẵn sàng lên đường cho một hành trình tìm kiếm Chúa. Có lẽ mỗi người chúng ta cần phải trả lời cho chính mình câu hỏi trên. Tuy nhiên, cuộc hành trình này sẽ được bắt đầu, khi chúng ta ý thức „dọn một chỗ“ cho Chúa trong căn nhà của mình, dành cho Chúa một khoảnh khắc thời gian nhất định trong 24 tiếng chúng ta có trong ngày. Khi Chúa „có tên“ trong danh sách những người bạn thân của chúng ta, thì chúng ta luôn khao khát được muốn gặp Ngài.

Thực vậy, câu hỏi „Thưa thầy, Thầy ở đâu?“ sẽ gặp câu trả lời: „Hãy đến mà xem!“ Tiếp đến là túp lều gặp gỡ thân tình được dựng nên, nơi đó chúng ta được ở lại với Người. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. Giờ thứ mười là giờ chỉ sựa trọn vẹn, sự hoàn hảo trong ý nghĩa của Kinh Thánh. Vì thế, khi chúng ta được gặp Chúa, đến và ở lại với Ngài trong giờ thứ 10 của cuộc đời chúng ta, thì cuộc sống chúng ta sẽ trở nên sung mãn, như chính Ngài đã nói: „Ta đến để con được sống và được sống dồi dào.“

Kết thúc chúng ta tâm tình với Chúa và đọc chậm rãi kinh Lạy Cha. Tôi nhớ lại bài tập trong tuần – Thánh Giá mối lợi của tôi.

Kiểm tra tương tự

Bí quyết của cha thánh Pio để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc

Sau 60 năm, những người bạn thân thiết của cha thánh Pio đã có thể …

Ngày của Mẹ: 5 cách người Công giáo tôn vinh mẹ

Hãy dành tặng mẹ một món quà đong đầy đức tin vào Chúa nhật này …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *