Dâng hiến sáng tạo (28)

V. ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG

Tài sản của cộng đồng

Có nhiều sự hiểu lầm về tiêu chuẩn đời sống xã hội riêng biệt cho tu sĩ. Việc sử dụng tài sản của cộng đồng cách tập thể phát xuất từ sự từ bỏ tư hữu của mỗi người. Từ đó người ta có thể dễ dàng kết luận rằng: “điều gì thuộc về bạn cũng thuộc về tôi”, mà không cần nghĩ thêm về lợi ích của kẻ khác cũng như của cả cộng đồng. Tuy nhiên trật tự và hài hòa đòi hỏi mỗi người phải tôn trọng sự vật mà người khác đang sử dụng và không được phép chiếm đoạt chúng mà không có sự đồng ý minh nhiên của kẻ khác. Sự chú ý và quan tâm của mỗi người đối với các đồ vật họ vay mượn chứng tỏ sự lương thiện và sự kính trọng của họ đối với kẻ khác. Mỗi tu sĩ cần phải ghi tâm nguyên tắc thứ nhất là tôn trọng tài sản của cộng đồng.

Thanh bần

Người ta cũng có thể quan niệm sai lầm về tinh thần khó nghèo. Sự từ bỏ vì Chúa Kitô qua lời khấn Khó Nghèo giải thoát tu sĩ khỏi bận tâm về các tài sản cá nhân và cho phép họ dấn thân cách hoàn toàn hơn vào đời sống thiêng liêng và việc tông đồ; dầu vậy cũng có những tu sĩ đầy thiện chí còn lẫn lộn ý nghĩa đích thực của Khó Nghèo với tật hà tiện. Vì mãi nhắc nhở đến sự cần kiệm, nhai đi nhai lại những khó khăn kinh tế của cộng đoàn, kêu gọi mọi người dè xẻn trong sự tiêu dùng, nên rốt cuộc người ta mặc nhiên khuyến khích một thứ tinh thần tư hữu nào đó nơi các phần tử của cộng đồng. Như chúng ta đã nói, các tu sĩ bị ám ảnh bởi sợ hãi, cuối cùng sẽ có thái độ góp nhặt hơn là tiết kiệm. Sự lo toan tích trữ, tính keo kiệt làm cho họ trở thành khó tính, càu nhàu; trong khi tinh thần khó nghèo có đặc tính là vui tươi tự nguyện. Bởi thế, người ta nên trình bày các sự kiện cách khách quan, nên đối xử với các phần tử của cộng đoàn như những người có ý thức trách nhiệm và như những cộng tác viên, đó là một cách tốt đẹp hơn để kêu gọi đến tinh thần hy sinh và cần mẫn của họ. Vì cảm thấy có trách nhiệm, nên đa số chắc chắn sẽ tìm cách bảo vệ lợi ích cộng đồng.

Biết ơn

Mức độ tôn trọng nếp sống xã hội của một người được dễ dàng nhận thấy qua cách nói cám ơn. Những thứ ân huệ, cử chỉ ưu ái, quà tặng và vô số dấu hiệu lưu tâm khác ít cụ thể hơn và ít rõ ràng hơn, đáng cho chúng ta ghi nhớ với lòng tri ân. Đa số tu sĩ có những cách rất tế nhị để bày tỏ lòng tri ân của họ đối với những việc tử tế của những người ngoài đời, nhưng trong chính đời sống cộng đồng, những sự trao đổi tâm tình và tri ân như vậy cũng rất cần thiết. Sự biết ơn đòi hỏi tinh thần vô vị lợi; người ích kỷ tưởng tượng một cách quá dễ dàng là họ có quyền đòi hỏi tất cả và rất mù quáng về điều mà kẻ khác luôn làm cho họ. Phải có thời gian, phải biết suy nghĩ để biểu lộ lòng tri ân của mình, nhưng nếu không có thiện chí hỗ tương, thì đời sống cộng đoàn có nguy cơ trở thành một lối hiện hữu buồn tẻ, vụ hình thức. Mọi cộng đồng tu sĩ có thể và phải trở nên một hình ảnh của nhiệm thể Chúa Kitô, nơi mà mọi chi thể được hợp nhất và tương trợ lẫn nhau để tham dự vào đời sống tâm linh. Cách diễn tả lòng tri ân là một biểu tượng của sự gặp gỡ thần nhân này.

Kiểm tra tương tự

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

[Giới thiệu sách] Hạnh Các Thánh Dòng Tên

Các Thánh và các Chân Phước trong Dòng Tên chính là những người đã đạt …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *