MẾN YÊU HẰNG NGÀY
Thứ 2, 16-09-2019 (Lc 7,1-10)
Sau khi đã nói hết những lời ấy cho dân chúng nghe, Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um. Một viên đại đội trưởng kia có người nô lệ bệnh nặng gần chết. Ông ta yêu quý người ấy lắm. Khi nghe đồn về Đức Giê-su, ông cho mấy kỳ mục của người Do-thái đi xin Người đến cứu sống người nô lệ của ông.
Họ đến gặp Đức Giê-su và khẩn khoản nài xin Người rằng: “Thưa Ngài, ông ấy đáng được Ngài làm ơn cho. Vì ông quý mến dân ta. Vả lại chính ông đã xây cất hội đường cho chúng ta.” Đức Giê-su liền đi với họ. Khi Người còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này cho bạn hữu ra nói với Người: “Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi. Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh. Vì chính tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: ‘Đi!’ là nó đi; bảo người kia: ‘Đến!’ là nó đến; và bảo người nô lệ của tôi: ‘Làm cái này!’ là nó làm.” Nghe vậy, Đức Giê-su thán phục ông ta, Người quay lại nói với đám đông đang theo Người rằng: “Tôi nói cho các ông hay: ngay cả trong dân Ít-ra-en, tôi cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế.” Về đến nhà, những người đã được sai đi thấy người nô lệ đã khỏi hẳn.
SUY NIỆM
“Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không dám rước Ngài vào nhà tôi.”
Điều gây ấn tượng mạnh mẽ trong câu chuyện này là đặc tính của viên đại đội trưởng người mâu thuẩn với mọi khuôn mẫu của quân đội Rô-ma mà người bình thường ở Paletin sẽ có. Ông đã đóng góp cho việc xây dựng hội đường địa phương. Ông hoàn toàn nhạy bén với phong tục của người Do Thái và không làm phiền Chúa Giêsu bằng cách tìm đến ngay với Người. Và, khi Chúa Giêsu đề nghị đi đến nhà của ông, ông nói rằng điều đó thì không cần thiết. Ông biết rằng Chúa Giêsu, như một người Do Thái, sẽ không thanh sạch nếu bước vào nhà của dân ngoại. Ông là một ví dụ khá tốt về việc thật là sai lầm khi chúng ta khái quát hóa về một kiểu hay lầng lớp người.
Một sự thật sâu sắc trong đoạn văn trên tỏ lộ rằng sự khiêm tốn, đức tin và lòng thương xót được đan xen. Viên đại đội trưởng biết sự thật khiêm tốn nơi sự vĩ đại của Chúa Giêsu và sự bất xứng của chính ông. Sự biểu lộ khiêm tốn về sự thật đó là một nghệ thuật của niềm tin lớn lao từ phía ông. Kết quả là lòng thương xót đã được trao đến trên viên đại đội trưởng và tôi tớ của ông.
Ví dụ được đặt ra cho chúng ta là một ví dụ mạnh mẽ. Qúa thường xuyên trong đời sống cầu nguyện của chúng ta, chúng ta cầu nguyện như thể chúng ta có quyền được ân sủng của Thiên Chúa. Đây là một sai lầm sâu sắc. Chúng ta phải tìm cách học theo ví dụ của viên đại đội trưởng bằng cách hiểu rằng chúng ta không có quyền trên tất cả điều gì từ Thiên Chúa của chúng ta. Sự thừa nhận khiêm tốn này là nền tảng cần thiết cho việc tiếp nhận lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Lòng thương xót là một món quà, không phải là một quyền. Nhưng tin tốt lành là trái tim bừng cháy của Thiên Chúa với ý định để tuôn ra món quà đó. Sự thừa nhận lòng thương xót hoàn toàn như một món quà mà chúng ta không có quyền, không tháo cởi sức mạnh của nó trong cuộc đời của chúng ta. Hiểu biết sự thật khiêm nhường này là một sự bày tỏ niềm tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa và hân hoan với trái tim phong phú của Người.
Suy niệm hôm nay dựa trên những lời đầy cảm hứng này của vị đội trưởng. “Thưa Ngài, Tôi không xứng…” Nói lên lời, lặp lại và cho phép chúng trở thành nền tảng của mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa của chúng ta. Trong sự khiêm tốn này, bạn sẽ được chúc lành dồi dào.
Lạy Chúa, con chẳng xứng được Người ngự đến trong con. Con không xứng với món quà quý giá của Thánh Thể hay Lòng Thương Xót của Người trong cuộc đời con. Nhưng lạy Thiên Chúa, xin giúp con tiếp tục nhìn ngắm tất cả những gì Người ban như là một món quà của Lòng Thương Xót vô biên của Người. Con cảm tạ Chúa, lạy Thiên Chúa mến yêu. Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Người.
—//—-//—-
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: