Mến Yêu Hằng Ngày, Giờ Của Ta Chưa Đến

MẾN YÊU HẰNG NGÀY- GIỜ CỦA TA CHƯA ĐẾN

Thứ 2, 08-04-2019 (Ga 8, 12-20)

Đức Giê-su lại nói với người Do-thái: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.”

Người Pha-ri-sêu nói với Đức Giê-su: “Ông làm chứng cho chính mình; lời chứng của ông không thật!” Người trả lời: “Tôi có làm chứng cho chính mình đi nữa, thì lời chứng của tôi vẫn là chứng thật, bởi vì tôi biết tôi từ đâu tới và đi đâu. Còn các ông, các ông không biết tôi từ đâu tới và đi đâu. Các ông xét đoán theo kiểu người phàm; phần tôi, tôi không xét đoán ai cả. Mà nếu tôi có xét đoán, thì sự xét đoán của tôi vẫn đúng sự thật, vì không phải chỉ có mình tôi, nhưng có tôi và Đấng đã sai tôi. Trong Lề Luật của các ông, có chép rằng lời chứng của hai người là chứng thật. Tôi làm chứng cho chính mình, và Chúa Cha là Đấng đã sai tôi cũng làm chứng cho tôi.” Họ liền hỏi Người: “Cha ông ở đâu?” Đức Giê-su đáp: “Các ông không biết tôi, cũng chẳng biết Cha tôi. Nếu các ông biết tôi, thì hẳn cũng biết Cha tôi.”

Người đã nói những lời ấy, khi giảng dạy trong Đền Thờ, tại nơi đặt thùng tiền dâng cúng. Không có ai bắt Người, vì giờ của Người chưa đến.

SUY NIỆM

“Nhưng không ai bắt Người, vì giờ của Người chưa đến.” (Gioan 8,20)

Câu Kinh Thánh này lại một lần nữa được nhắc đến trong cuối bài Tin Mừng hôm nay, sau khi Chúa Giêsu đối chất với người Pha-ri-sêu. Ngài nói lên sự thật về sự kết hiệp của Ngài với Chúa Cha, và quyền lực cũng như thẩm quyền mà Ngài có được trong mối tương quan này. Những người Pha-ri-sêu cố gắng đối chất và thách thức Ngài, nhưng Ngài đáp trả họ với lời lẽ rõ ràng. Phản ứng của họ trước những lời nói của Chúa Giêsu không được ghi chép lại nhưng thật sự là họ không biết phải nói gì, họ chỉ hoài nghi và muốn bắt Chúa Giêsu

Đoạn trích dẫn ở trên cho chúng ta thấy rằng dã tâm của những người Pha-ri-sêu hoặc bất kì một người nào khác không thể chiến thắng khi giờ của Chúa Giêsu chưa đến. Điều đó có nghĩa gì? Dưới đây là hai sự thật mà chúng ta nên biết từ đoạn Tin Mừng này, là ý muốn của Chúa Cha và giờ của Chúa Giêsu.

Trước hết, dã tâm không thể chế ngự được ý muốn của Chúa Cha. Vì Chúa Cha chưa cho phép Chúa Giêsu thực thi thánh ý Ngài vào thời điểm đó, và những người cố ý phạm tội sẽ không có sức mạnh để thi hành thánh ý Ngài. Chúa Giêsu đã nói một cách rõ ràng và cởi mở, thách thức những người Pha-ri-sêu bằng sự thật, nhưng họ đã không thể làm gì để ngăn cản điều đó. Mặc dù những lời của Ngài đâm thấu tâm can họ, nhưng họ không thể làm gì hơn là lắng nghe và nuôi dưỡng sự thù hằn với Ngài, nhưng họ không thể ra tay làm hại Ngài được. Điều này cho ta thấy rằng, Chúa Cha làm chủ tâm can của người khác, và Ngài chỉ cho phép chúng xảy ra khi Ngài thấy được kết quả của những điều ấy.

Kế đến, sẽ có một “giờ” sắp xảy đến khi Chúa Giê-su sẽ bị nộp cho những người tội lỗi. Nhưng trong Tin Mừng Gioan, giờ này không phải là giờ xấu hổ và ô nhục đối với Chúa Giêsu; nhưng đúng hơn, đó là một giờ Ngài toàn thắng tội lỗi và sự chết. Ở viễn cảnh thực tế, chúng ta biết rằng giờ mà Ngài bị bắt giữ, bị đàn áp và bị đóng đinh diễn ra công khai trong nỗi kinh hoàng và ô nhục đối với Chúa Giêsu. Những gì đã xảy ra cho ta thấy dường như Chúa Giêsu đã thất bại và những người Pha-ri-sêu đã thắng. Nhưng đối với Thiên Chúa, chỉ một điều duy nhất, đó là Chúa Giêsu đã chiến thắng vinh quang. Thật ra, cho đến cuối cùng, Chúa Cha đã cho phép những ý đồ tội lỗi của người Pha-ri-sêu trở thành công cụ để tôn vinh Chúa Giêsu qua những đau khổ mà Ngài phải vượt qua trong giờ tử nạn. Từ viễn cảnh thiêng liêng, cuộc khổ nạn của Ngài không phải là một thất bại; đúng hơn, đó là một trong những chiến thắng sau cùng.

Hôm nay, mời bạn hãy suy ngẫm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ bước vào Tuần Thánh và một lần nữa được chiêm ngắm về việc Chúa Cha đã cho phép Chúa Giêsu bước vào Cuộc Thương Khó và Cái Chết tưởng chừng chỉ có trong tưởng tượng. Chúng ta sẽ được đối chất với sự phỉ báng không thể chối cãi về công cuộc bắt giữ Ngài và sự ảo tưởng về chiến thắng của các nhà lãnh đạo hiểm độc thời đó. Nhưng chiến thắng của họ chỉ là ảo ảnh khi mà ý muốn của Chúa Cha là hướng về những dự định khác. Mời bạn hãy chuẩn bị dọn lòng cho ngày lễ tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su đồng thời tham dự ngày lễ đó với niềm trông cậy.

Lạy Chúa, con tôn vinh Chúa vì sự khôn ngoan và quyền năng của Chúa cũng như mừng vui với ý muốn trọn hảo của Cha trên trời. Cha đã trao cho Chúa Giêsu nhiệm vụ cứu chuộc và cho phép Ngài chịu đau khổ và chết. Nhưng qua cuộc khổ nạn này, Ngài đã mang lại chiến thắng cuối cùng trước sự chết và điều ác. Xin cho con niềm xác tín để biết và chấp nhận sự thật này bằng cả trái tim. Lạy Chúa, xin Ngài chúc lành cho Tuần Thánh sắp tới, và cho phép con vui mừng trong chiến thắng vinh quang của Ngài. Chúa ơi, con tín thác vào Ngài.

—-

Nhóm Bạn Đường Linh Thao

Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/6-fifth-week-of-lent/

Kiểm tra tương tự

Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem

Các mục đồng thờ lạy Chúa (1622). Hoạ Sĩ Gerrit van Honthorst (1592-1656). Tranh được …

Mến Yêu Hằng Ngày, 23-12-2024

MẾN YÊU HẰNG NGÀY Thứ 2, 23-12-2024 (Lc 1,57-66) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *