NHẬT KÝ HÀNH HƯƠNG NGÀY VI

THỜI KHÓA BIỂU

 Ngày thứ VI chúng tôi rời La Vang sớm lúc 7 g 00 để lên đường thăm Lăng Bia Tử Đạo Trí Bưu. Trước hết chúng tôi đến thăm ngôi Thánh Đường Họ Đạo Trí Bưu. Ngôi Thánh Đường này nằm sát ngôi Thánh Đường đổ nát xưa vì chiến tranh không còn nữa, và đây là họ đạo dòng Tên đầu tiên vùng xứ Huế Quảng Trị này. Quả là cảm động vì đúng là chúng tôi chính xác đang đứng trên vùng Đất Thánh. Chúng tôi đọc kinh chung như mọi lần chúng tôi viếng một ngôi Thánh Đường. Sau đó chúng tôi đi bộ ra Lăng Tử Đạo vì chỉ cách Nhà Thờ khoảng 100 mét. Chúng tôi được ông từ phát cho mỗi người tờ lịch sử nói về 400 tín hữu đã bị đốt cháy trong Ngôi Thánh Đường và được làm Bia Tử Đạo Trí Bưu này, kèm theo có mẫu kinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chúng tôi đã có giờ cầu nguyện ngắn ở đây và chụp hình lưu niệm. Rời Lăng Tử Đạo, chúng tôi tranh thủ thời gian để đi thăm động Thiên Đình. Con đường Trường Sơn khá đẹp vì còn hoang sơ, và ít xe. Chúng tôi tới nơi cũng khá muộn, đã gần 12 giờ trưa. Chúng tôi đã dự trù ăn cơm Tay Cầm, rồi chúng tôi đi vào tham quan Động Thiên Đường. Đúng là một động có tầm cỡ. Mọi người hát vang bài TẠO VẬT ƠI HÃY CA KHEN THIÊN CHÚA. Phải mất 3 tiếng để thăm Hang Động vĩ đại này, nhưng vì khí hậu trong động chỉ khoảng 22 độ C nên đi không thấy mệt khi phải leo các nấc thang trong động. Chúng tôi rời hang động lúc 16 giờ và đi thẳng tới Tòa Giám Mục Vinh. Chúng tôi bị muộn giờ, vì mãi đến 20 giờ hơn chúng tôi mới tới được tòa giám mục Xã Đoài Vinh. Chúng tôi nhận phòng vội và đi ăn tối bên dòng MTG Vinh. Một bữa ăn tổ chức vội nhưng thật thịnh soạn. Chúng tôi được ngủ trong phòng có máy điều hòa. Một ngày mệt nhọc nhưng vui vì chúng tôi được biết nhiều điều thú vị cả về đạo lẫn đời. Chúng tôi đi ngủ đêm ngay sau đó, vì sáng hôm sau chúng tôi sẽ có Thánh Lễ với Đức Cha Phụ Tá của Vinh vào lúc 5 giờ sáng.

ngay 6

 NHỮNG NƠI THÁNH

 NGHỆ AN, VỚI THÀNH PHỐ VINH

Tại đây có giáo xứ CẦU RẦM, có thể là CƯ SỞ GIÁO ĐIỂM ĐẦU TIÊN CỦA DÒNG TÊN ở Nghệ An. Hai giáo sĩ Đắc Lộ và Marques vì gặp khó khăn ở Bố Chính đã đến Hà Tĩnh và Vinh năm 1629. Các Ngài liền trình cho QUAN TRẤN THỦ ở đây về ngày giờ NHẬT THỰC NGUYỆT THỰC, nên vị quan này cho các Ngài được TỰ DO ở Nghệ An. Nhưng chỉ ít lâu sau, các Ngài lại gặp khó khăn ở đây. May mắn thay, nhân dịp có tàu buôn Bồ Đào Nha đến Nghệ An với hai cha Gaspar d’Amaral và Paulo Saїto, nên ngày 27 tháng 10 năm 1629 các Ngài lại lên thuyền đi ngược trở lại đến Kẻ Chợ, nhưng không được lên Kinh Đô vì Marques và Đắc Lộ đã có lệnh Chúa Trịnh trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Tàu Bồ Đào Nha liền đặt điều kiện với Chúa Trịnh, nên hai cha cũng được về Kinh Độ trở lại. Ở Kinh Đô, chỉ có thương gia Bồ Đào Nha và Hai Vị Giáo Sĩ vừa từ Áo Môn đến mới trình diện Chúa Trịnh, còn hai cha Marques và cha Đắc Lộ thì âm thầm làm việc mục vụ.

 Trong thời gian các cha đi vắng, năm 1628 Cha Đắc Lộ đã cho in LỊCH CÔNG GIÁO, nên giáo dân đã biết các ngày lễ trong năm, vì thế khi các Ngài trở lại Kinh Đô, họ đến xưng tội khá đông, đặc biệt vào các dịp MÙA CHAY và PHỤC SINH. Bà Catarina chị em với Chúa Trịnh đã theo đạo từ trước, nên bà làm thơ ca kể lại việc Chúa Tạo Dựng Trời Đất, rồi xuống thế làm người, chịu chết CỨU CHUỘC nhân loại, nên đã giúp rất nhiều LÒNG ĐẠO của các bổn đạo ở Đông Kinh. Bà còn cung cấp các ảnh tượng do bà cho đúc để người ta đeo vào cổ nữa (ảnh CON CHIÊN). Các cha chỉ được ở lại trong thời gian tàu Bồ Đào Nha ở đó, nên khi tàu rời Đàng Ngoài, các cha cũng bị TRỤC XUẤT rời KINH ĐÔ. Lúc đó giáo dân đã có 5.602 người. Các Cha liền trao trách vụ đó cho Ba Thầy Kẻ Giàng là Phanxicô Đức, Anrê Tri và Inhaxiô Nhuận trước kia vào đạo là các nhà Sư, coi sóc. Ba Thầy này đã đặt tay lên Sách Thánh tuyên thệ trong một THÁNH LỄ CHIA TAY ngày 27 tháng 4 năm 1630 (không lập gia đình cho tới khi các Cha trở lại, giữ tiền của tập thể, vâng phục một Thầy do các cha chỉ định). Sau này thầy Đức là người được các Cha đặt làm bề trên của nhóm Thầy Giảng này, sau đó được vào dòng Tên với bậc Trợ Sĩ. Đầu tháng 5/1630 các cha lên tàu về Áo Môn. Vì cha Đắc Lộ quá xuất sắc nên bề trên Áo Môn sợ Đắc Lộ trở lại Đàng Ngoài sẽ không thuận tiện cho việc Truyền Giáo, nên đã đặt Đắc Lộ làm Giáo Sư Thần Học ở Áo Môn 10 năm trước khi Ngài trở lại Việt Nam. Thế là cha Gaspar d’Amaral được cử đi Đàng Ngoài.

Cái lợi thế của cha Gaspar d’Amaral được cử ra Đàng Ngoài chỉ vì ông là người Bồ Đào Nha, mặc dù ông thông đạo tiếng Nhật hơn và đã được sửa soạn để đi Nhật Bản. Cùng với Gaspar d’Amaral lại có thêm Antonio de Fontes, cũng là người đã rành tiếng Việt ở đàng Trong, nhưng bị Chúa Nguyễn trục xuất năm 1630, nên giờ đây, sau khi trở về Áo Môn, cũng được cử đi Đàng Ngoài[1]. Vị thứ ba được cử đi là António-Francisco Cardim, nhưng vị này đến Đàng Ngoài để đi truyền giáo ở Lào.

 Tàu rời Áo Môn ngày 18 tháng 2/1631 và đến Đàng Ngoài ngày 1 tháng 3/1631, bỏ neo ở Kẻ Chợ ngày 15 tháng 3/1631. Khi đến đây, các cha rất vui mừng, vì với sự hăng say của ba Thầy Kẻ Giảng đã khấn, có được thêm 3.340 tín hữu và dựng thêm được 20 nhà thờ, chỉ trong vòng 10 tháng các cha vắng mặt[2]. Đến năm 1632, thay thế cho hai cha Palmeiro và Fontes phải về Áo Môn theo lệnh Chúa Trịnh, hai cha Girolamo Majorica và Bernardino Reggio là người Đàng Trong mới về Áo Môn, được cử đến Đàng Ngoài[3]. Sau một năm ở Thăng Long, Majorica rời Thăng Long, chính thức đến VINH[4]. Tại nơi đây, đã tổ chức việc DÂNG HOA và NGẮM ĐỨNG do chính cha Majorica người Italia soạn, dựa theo câu văn rặt tiếng Nghệ An trong bài ngắm đứng là: “Mi (Tau) chẳng biết người ấy là ai !”. Trước Ngài là cha P. Marques và Đắc Lộ như đã nói ở trên.

 Sau thánh lễ do Đức Cha Phụ Tá Vinh chủ sự, chúng tôi ăn sáng, và dùng caphê tại tòa giám mục Vinh, nơi các Đức Cha và các cha thuộc Tòa Giám Mục thường đến nhâm nhi càphê buổi sáng và nói chuyện với nhau. Đức Cha Phụ Tá rất muốn chúng tôi thăm Chùng Viện, nên cứ nhắc nhở hoài. Chúng tôi được cha Giám Đốc chủng viện tiếp đón, tham quan nhà nguyện, và các tòa nhà ở của các chủng sinh. Tòa Giám Mục đã dự trù cho chúng tôi một Thầy Triết II dẫn đường, nên chúng tôi dễ dàng đi đến thăm nhà thờ Cầu Rẩm như đã nói trong lịch sử. Sau đó Thầy dẫn chúng tôi vòng quanh con đường đển Cửa Rum là cửa biển cha Đắc Lộ đã đi vào lối đó để đến Vinh, bên cạnh bãi biển Cửa Lò ngày nay. Vinh chính là nơi văn vật, vì ở đây có Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Du. Tại Đại Chủng Viện Vinh có đặt tượng của Nguyễn Trường Tộ và tượng Giáo Sĩ Đắc Lộ hai bên lối vào. Chúng tôi ngồi chơi trước bãi biển Cửa Lò 30 phút, rồi lên đường đi Thanh Hóa lúc 10 giờ.

[1] Ông này cũng học tiếng Việt với cha Francisco de Pina cùng với Đắc Lộ ở Đàng Trong trước kia.

[2] Xem DTTXHĐV về ông Phanxicô được phúc tử đạo trong thời gian này (trang 155). Cũng xem Rhodes, Histoire du Royaume de Tunquin, trang 265-266.

[3] Cà hai đều là người Italia, cũng là đồng môn ở Đàng Trong với Đắc Lộ. Majorica là bề trên dòng Tên ở Đàng Ngoài có lẽ từ năm 1649 (và chết ở Thăng Long ngày 27 tháng 1/1656)

[4] Có thể xem thêm về việc Truyền Giáo ở Đàng Ngoài, với nhiều vị giáo sĩ khác nữa trong ĐQC, Ibidem các trang 158-168.Vị Giáo Sĩ gửi xác ở Đàng Ngoài là cha Giuseppe Mauro đã từ trần ở Thanh Hóa năm 1639, va Gaspar d’Amaral ngày 26 tháng 2 năm 1646. Còn ở Đàng Trong chúng ta biết Francisco de Pina đã bị đăm tàu và chết ở Hội An ngày 15 tháng 12 năm 1625, chôn cất tại Hội An.Theo sử liệu của cha Girolamo Majorica ở Nghệ An, từ năm 1632- 1649, mỗi năm ở Đàng Ngoài có hơn 10 ngàn người trở lại đạo theo như thông tin ông báo với Cha Đăc Lộ. Bản thân Majorica, phải phục vụ cho 40 ngàn bổn đạo, thuộc 70 Nhà Thờ khác nhau ở Đàng Ngoài. Theo João Maracci viết vào năm 1649 thì Đàng Ngoài có 190 ngàn bổn đạo. Còn theo Joseph Tissanier ra Đàng Ngoài từ năm 1658, số giáo hữu đã là 300 ngàn người. Dường như số giáo hữu Đàng Ngoài hợp với Đạo Mới hơn là dân Đàng Trong.Từ ngày 27 tháng 4 năm 1630 đã có Hội Thầy Giảng, và Dòng Mến Thánh Giá được chính thức thành lập năm 1670.  

Kiểm tra tương tự

Dòng Tên đánh dấu 400 năm tại Việt Nam

Hơn 3.000 người cùng với 210 tu sĩ Dòng Tên ở thành phố Hồ Chí …

Giới thiệu biến cố 400 năm Dòng Tên đến Việt Nam

BÀI GIỚI THIỆU KỶ NIỆM BIẾN CỐ 400 NĂM DÒNG TÊN ĐẾN VIỆT NAM Ngày …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *