Mến Yêu Hàng Ngày, 04-08

 

MẾN YÊU HẰNG NGÀY – LÒNG CAN ĐẢM, BÁC ÁI VÀ SỰ THẬT

Thứ 3, 04-08-2020 (Mt 15,1-2.10-14)

 

Bấy giờ có mấy người Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Đức Giê-su và nói rằng: “Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa?” 

Sau đó, Đức Giê-su gọi đám đông lại mà bảo: “Hãy nghe và hiểu cho rõ: Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế.”

Bấy giờ các môn đệ đến gần Đức Giê-su mà thưa rằng: “Thầy có biết không? Những người Pha-ri-sêu đã vấp phạm khi nghe Thầy nói lời ấy.” Đức Giê-su đáp: “Cây nào mà Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời, đã không trồng, thì sẽ bị nhổ đi. Cứ để mặc họ. Họ là những người mù dắt người mù. Mù mà lại dắt mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố.”

 

SUY NIỆM

 

Tại sao những người Pha-ri-sêu lại “vấp phạm” (cảm thấy bị xúc phạm) vì những lời của Chúa Giêsu?

 

Những kinh sư và Pha-ri-sêu đến chất vấn Chúa Giêsu về việc các môn đệ đã không rửa tay trước khi dùng bữa theo như truyền thống của tiền nhân. Tuy nhiên thay vì trả lời trực tiếp, Ngài lại gọi đám đông lại mà nói “Hãy nghe và hiểu cho rõ: Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế.” (Mt 15, 10b-11). Vì thế, các kinh sư và Pharisêu không chỉ “vấp phạm” bởi những lời Chúa Giêsu nói, mà còn cả vì Ngài đã trả lời câu hỏi của họ trước đám đông, chứ không phải họ. Vậy tại sao Chúa Giêsu lại không trả lời một cách trực tiếp với họ? Thưa, bởi họ là những người luôn lấy bản thân làm trung tâm, thích được ca ngợi và luôn tự mãn về kiến thức cũng như địa vị của mình. Và đó là cách mà Chúa Giêsu cảnh tỉnh họ, qua những lời lẽ và cách thức có vẻ như gay gắt nhưng thật ra lại ngập tràn lòng thương xót: Ngài không muốn bất cứ ai phải hư mất, dù đó có là những kẻ luôn chống đối, tìm cách hãm hại Ngài và khước từ Ngài hết lần này đến lần khác.

 

Trong đoạn Tin Mừng có đề cập, các môn đệ tỏ ra quan tâm về việc các Pha-ri-sêu bị vấp phạm bởi Chúa Giê-su. Các ông tỏ ra quan ngại và mong Chúa Giê-su giải quyết sự việc căng thẳng này. Lo lắng của các môn đệ dường như là một hành động của lòng bác ái, nhưng chính Chúa Giêsu đã mạnh mẽ khẳng định rõ quan điểm của mình: “Cứ để mặc họ. Họ là những người mù dắt người mù. Mù mà lại dắt mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố.” (Mt 15, 14)

 

Đến đây, chúng ta có thể thấy một điểm quan trọng đáng lưu ý là: đôi khi điều tốt lành ta làm lại khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm. Chúng ta không nên xúc phạm người khác – Đó là một điều đúng đắn. Tuy nhiên, với xu hướng tránh gây mất lòng, xích mích với người khác của thời đại hiện nay, chúng ta ít nhiều trở nên dè dặt quá mức trước những điều sai trái. Kết quả là, chúng ta hạ thấp các giá trị đạo đức, phớt lờ những giáo huấn vô cùng rõ ràng về đức tin và luân lý, để rồi dần trở nên thoả hiệp trong những nhân đức quan trọng mà chúng ta vẫn phải cố gắng để đạt được và giữ gìn.

 

Thái độ của Chúa Giêsu cho chúng ta hiểu rằng: lòng bác ái đòi hỏi phải phát xuất từ sự thật; và sự thật đôi khi sẽ làm ta đau đớn tận tâm can. Nhưng để trở nên tốt hơn thì đó là điều cần thiết. Đây rõ ràng là điều các Kinh Sư và Pharisêu cần phải hiểu mà đón nhận. Nhưng điều mà các ông đã làm, lại khiến ta giật mình. Họ không những không hoán cải, lại còn gây ra cái chết của Chúa Giê-su. Mặc dù vậy, Thiên Chúa vẫn dùng lời chân thật để nói với họ.

 

Phản tỉnh: Ta đã sẵn sàng để nói lên sự thật đau đớn với lòng bác ái trong những tình huống cần thiết ra sao? Ta có đủ dũng cảm để nói lên sự thật, dù điều đó có thể gây mất lòng đối phương không? Hay ta có xu hướng thu mình lại, thà để mọi người tiếp tục những điều sai trái chứ không lên tiếng ngăn chặn? Sự dũng cảm, lòng bác ái và đức tin phải được kết hợp chặt chẽ và bám rễ sâu sắc trong cuộc sống mỗi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa giúp ta thực hiện điều ấy và xem đó như sứ mệnh của mình để ngày càng nên giống Chúa hơn.

 

Lạy Chúa, xin ban cho con lòng can đảm, đức tin, sự khôn ngoan và lòng bác ái để con trở nên khí cụ có ích của tình yêu và lòng thương xót Ngài cho toàn thế giới. Xin Chúa chớ để cho con bị nỗi sợ hãi kiểm soát bao giờ. Nhưng xin Ngài xua tan mọi đui mù nơi tâm hồn con, để con  tỉnh táo nhận ra cách thức mà Ngài muốn dùng con, để đem muôn người đến bên Ngài. Lạy Chúa, con tín thác vào Chúa. Amen.

 

—-//—-//—–

Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao

Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/ordinary-time-weeks-18-34/week-eighteen/

 

Then his disciples approached and said to him, “Do you know that the Pharisees took offense when they heard what you said?”  He said in reply, “Every plant that my heavenly Father has not planted will be uprooted. Let them alone; they are blind guides of the blind.  If a blind man leads a blind man, both will fall into a pit.”  Matthew 15:12-14

 

Why were the Pharisees offended?  In part because Jesus just spoke critically of them.  But it was more than that. They were also offended because Jesus doesn’t even answer their question.

These Pharisees and scribes came to ask Jesus what was, in their minds, a very important question.  They wanted to know why His disciples failed to follow the tradition of the elders by not washing their hands before they ate.  But Jesus does something interesting. Instead of answering their question, He gathers a crowd and says, “Hear and understand. It is not what enters one’s mouth that defiles the man; but what comes out of the mouth is what defiles one” (Mt. 15:10b-11).  So they were offended by Jesus both because of what He said and because He didn’t even say it to them but spoke it to the crowds.

 

What’s interesting to note is that sometimes the most charitable thing one can do will result in another being offended.  We ought not recklessly offend. But it seems that one of the cultural tendencies of our day and age is to avoid offending people at all costs.  As a result, we dumb down morality, ignore clear teachings of faith, and make “getting along” one of the most important “virtues” we strive for.

 

In the passage above, it’s clear that Jesus’ disciples are concerned about the fact that the Pharisees were offended by Jesus.  They worry and appear to want Jesus to fix this tense situation. But Jesus makes His position clear. “Let them alone; they are blind guides of the blind.  If a blind man leads a blind man, both will fall into a pit” (Mt. 15:14).

Charity requires the truth.  And sometimes the truth will sting a person to the heart.  Clearly this is exactly what the Pharisees need even though they fail to change, which is evident by the fact that they ultimately killed Jesus.  But, nonetheless, these truths spoken by our Lord were acts of charity and were the truth that these scribes and Pharisees needed to hear.

 

Reflect, today, upon how willing you are to speak the hard truth in love when a situation requires it.  Do you have the courage you need to charitably speak an “offensive” truth that needs to be spoken? Or do you tend to cower and prefer to allow people to remain in their error so that you do not agitate them?  Courage, charity and truth must become deeply intertwined in our lives. Make this your prayer and mission so that you will better imitate our divine Lord.

Lord, please do give me courage, truth, wisdom and charity so that I may be a better instrument of Your love and mercy to the world.  May I never allow fear to control me. Please remove any blindness from my heart so that I can see clearly the many ways You desire to use me to lead others to You.  Jesus, I trust in You.

 

 

Kiểm tra tương tự

Tông Đồ Cầu Nguyện, 29-03-2024

  TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY29/03/2024​ CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG ​​ Thập giá Con …

Hai câu hỏi giúp bạn sống Tam Nhật Thánh

Mùa Chay của bạn cho đến giờ phút này thế nào? Đây có lẽ là …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *